7 cách vận hành chuỗi cung ứng dưới đây đang được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng xem bạn đã biết được bao nhiêu trong 7 cách vận hành chuỗi cung ứng này nhé.
1. Thành phần của một chuỗi cung ứng
Trước khi đi sâu hơn về thành phần, chúng ta sẽ nói sơ qua về chuỗi cung ứng:
“ Chuỗi cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (Consumer)”
Dưới đây là 5 thành phần chính trong một chuỗi cung ứng:
- Nhà cung cấp nguyên liệu thô: nguyên liệu thô là những bước đầu tiên cần có trong sản xuất để doanh nghiệp thực hiện các công đoạn tiếp theo.
- Nhà sản xuất: có vai trò biến những nguyên liệu thô thành thành phẩm và bán cho khách hàng.
- Nhà phân phối: có nhiệm vụ đưa các sản phẩm hoàn thiện đến tận tay từng khác hàng. Tuy nhiên họ thường cung cấp một số lượng lớn đến những đại lý thay vì bán lẻ.
- Đại lý bán lẻ: ví dụ điển hình của mô hình này là các siêu thị, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,… họ nhập một số lượng lớn từ nhà phân phối và bán lẻ cho từng khách hàng.
- Khách hàng: là người tiêu thụ hàng hóa, họ có thể mua sản phẩm tại nhà phân phối hoặc các đại lý bản lẻ.
Các thành phần trên như một vòng lặp tạo thành một quy trình chuỗi cung ứng.
2. Phân loại chuỗi cung ứng
- Mô hình dòng chảy liên tục: Đây là một trong những mô hình chuỗi cung ứng truyền thống. Mô hình này hoạt động dựa trên sự ổn định cung cầu. Các quy trình của nó được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả và giảm chi phí.
- Mô hình dòng chảy nhanh: Đây là một mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với thị trường. Mô hình này tập trung vào việc giảm thời gian chu kỳ và tăng khả năng thích ứng với các yêu cầu của khách hàng.
- Mô hình dòng chảy song song: Đây là một mô hình chuỗi cung ứng phức tạp và đa dạng. Mô hình này bao gồm nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường.
- Mô hình dòng chảy linh hoạt: Đây là một mô hình chuỗi cung ứng sáng tạo và đổi mới. Mô hình này nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới mẻ và độc đáo để thu hút khách hàng.
- Mô hình dòng chảy tùy biến: Đây là một mô hình chuỗi cung ứng cá nhân hóa và định hướng khách hàng. Mô hình này cho phép khách hàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ theo sở thích và nhu cầu của họ.
- Mô hình dòng chảy bền vững: Đây là một mô hình chuỗi cung ứng xanh và trách nhiệm xã hội. Mô hình này quan tâm đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội trong quá trình sản xuất và phân phối.
3. Các xu hướng mới trong chuỗi cung ứng
- Cải thiện dịch vụ vận chuyển: Sau đại dịch COVID-19, các nhà mạng sẽ cần phải cạnh tranh để giành lấy hoạt động kinh doanh và lòng trung thành của khách hàng bằng cách hạ giá cước, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ vận chuyển.
- Những cải tiến trong quản lý hàng tồn kho: Để tránh sự gián đoạn và thiếu hụt chuỗi cung ứng, các công ty sẽ cần phải dự trữ hàng tồn kho bổ sung nhưng không quá nhiều, phòng trường hợp có bất kỳ sự cố nào trong chuỗi cung ứng tái diễn.
- Số hóa sẽ là chủ đạo: Các công ty sẽ áp dụng các công nghệ số hóa như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, blockchain, internet vạn vật… để tăng cường khả năng hiển thị, minh bạch, linh hoạt và đổi mới trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý hàng trả lại: Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng cao của hàng trả lại từ khách hàng. Điều này đòi hỏi các công ty phải có các giải pháp để xử lý và tái sử dụng các sản phẩm đã trả lại một cách hiệu quả và bền vững.
- Chuỗi cung ứng xanh và trách nhiệm xã hội: Các công ty sẽ quan tâm đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội trong quá trình sản xuất và phân phối. Điều này có thể bao gồm việc giảm lượng khí thải carbon, tiết kiệm năng lượng, tái chế nguyên liệu, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và an toàn…
- Chuỗi cung ứng toàn cầu hóa: Các công ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng ra nhiều thị trường mới, đa dạng hóa nguồn cung ứng và khách hàng. Điều này sẽ giúp các công ty tận dụng các cơ hội kinh doanh mới, giảm rủi ro và tăng khả năng thích ứng với các biến động của thị trường.
- Chuỗi cung ứng cá nhân hóa: Các công ty sẽ cho phép khách hàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ theo sở thích và nhu cầu của họ. Điều này sẽ giúp các công ty tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới mẻ và độc đáo để thu hút khách hàng.
3. 7 cách vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả
Để vận hành chuỗi cung ứng được hiệu quả, đảm bảo tốt được khả năng tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất. Đây là 7 nguyên tắc vận hành chuỗi cung ứng cơ bản nhất mà mọi doanh nghiệp cần phải biết:
Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu
Khách hàng được chia thành nhiều phân khúc, vì không phải khách hàng nào cũng có khả năng và nhu cầu chi trả như nhau.
Để phân loại được phân khúc khách hàng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng, hành vi mua của khách hàng.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên phân tích thêm khả năng sinh lời của từng phân khúc, tính toán chi phí và các lợi ích đi kèm để phục vụ hiệu quả cho từng phân khúc.
Cá biệt hóa mạng lưới Logistics
Tùy chỉnh và hoàn thiện mạng lưới Logistics sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu dịch vụ cũng như mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lắng nghe các dấu hiệu của thị trường
Để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả thì doanh nghiệp cần quan sát, cập nhật các thông tin về thị trường để phân tích và đưa ra những dự báo mới nhất về nhu cầu của thị trường. Từ đây doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để điều chỉnh và giảm các rủi ro tiềm tàng.
Đây cũng là cơ sở để hạn chế tối đa nguy cơ hết hàng và cung cấp hàng hóa kịp thời theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
Khác biệt hóa sản phẩm để tiếp cận gần hơn với khách hàng
Nếu mong muốn đưa sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng, doanh nghiệp cần có những hành động quyết liệt và triệt để.
Một trong số đó là việc chủ động cải tiến và đổi mới sản phẩm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.
Tìm kiếm và quản lý nguồn cung hiệu quả
Doanh nghiệp phải tìm cách tiếp cận phù hợp với các nhà cung cấp mắt xích để giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh.
Khi nhà cung cấp đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường những sản phẩm có giá thành phải chăng và tăng cường lợi nhuận.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng
Phương pháp này giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,…một cách dễ dàng hơn.
Xây dựng và áp dụng các hệ thống thước đo hiệu quả trên nhiều kênh
Việc xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong việc đánh giá và cải thiện hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Điều này sẽ được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố.
>>> Xem thêm: 5 phương pháp Supply Chain Analytics trong doanh nghiệp