Các phương pháp đo mức chất lỏng phổ biến

Các phương pháp đo mức chất lỏng khá đa dạng, tỉ dụ như đo bằng phao, cảm biến quang, điện dung, sóng siêu âm, sóng radar,… Để tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp này hãy cùng theo dõi qua bài viết sau. 

1. Phương pháp đo mức chất lỏng bằng phao

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng phao là những loại cảm biến mức dạng phao, là thiết bị đo báo mức trong môi trường chất lỏng được ứng dụng hiệu quả trong các ngành công nghiệp hàng đầu như: hóa chất, dầu khí, hóa dầu, thực phẩm (rượu, bia,nước giải pháp,…), xử lý nước và nước thải, hệ thống PCCC,…

Nguyên lý hoạt động của phương pháp đo mức chất lỏng bằng phao được chia thành 2 loại là on/off và liên tục:

  • Dạng on/off: dạng này báo mức cạn và đầy tương ứng ở điểm thấp và cao nhất. Khi chất lỏng báo mức cạn thì motor được điều khiển bật và ngược lại.
  • Dạng liên tục: loại cảm biến này hoạt động dựa vào sự liên tục theo sự thay đổi mức điện trở và chuyển đổi thành tín hiệu 4-20mA tương ứng.

Hiện nay loại cảm biến đo mức nước dạng phao gồm có 3 loại chính là phao cáp, phao từ, phao lắp cạnh.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng phao

2. Phương pháp đo mức chất lỏng dạng quang

Phương pháp đo mức chất lỏng dạng quang sử dụng đèn LED hồng ngoại và phototransistor. Đây là phương pháp đo không tiếp xúc trực tiếp nhưng đem lại độ chính xác cao và phản hồi nhanh.

Loại cảm biến này sử dụng bằng cách nhúng đầu cảm biến vào chất lỏng, tia hồng ngoại sẽ thoát ra ngoài khiến công suất phát ra thay đổi và phát hiện sự hiện diện hoặc vắng mặt của hầu hết mọi chất lỏng.

Tuy nhiên phương pháp đo này không nhạy đối với môi trường có ánh sáng xung quanh. Không sử dụng dưới ánh nắng trực tiếp, hơi nước sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.

Các phương pháp đo mức chất lỏng phổ biến

3. Phương pháp đo mức chất lỏng bằng điện dung

Phương pháp đo mức chất lỏng dạng điện dung khi muốn sử dụng phải xác định được loại chất lỏng cần đo là loại dẫn điện hay không dẫn điện. Vì khi đo mức kiểu điện dung thì que đo sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi chất cần đo.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này như sau :

  • Đối với chất lỏng dẫn điện như : nước, các dung dịch của nước,… cảm biến sẽ đo độ dẫn điện của chất lỏng với thành bồn chứa và xác định được mức chất lỏng trong bồn chứa là bao nhiêu milimet.
  • Đối với chất lỏng không dẫn điện như : dầu diesel, xăng, dầu thực vật,… hoặc chất rắn thì cảm biến sẽ đo độ dẫn điện hai bề mặt tiếp xúc của chất lỏng với cảm biến.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng điện dung

4. Phương pháp đo mức chất lỏng bằng sóng siêu âm

Công nghệ siêu âm được trang bị trong các thiết bị đo mức nước được xem là bước đột phá trong lĩnh vực này, đáp ứng đủ các tính năng yêu cầu khắt khe.

Đây là loại cảm biến có hình thức đo gián tiếp, không tiếp xúc với chất lỏng. Chúng có độ ổn định cao, bền bỉ, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng sóng siêu âm âm có thể đo lường được hầu hết các loại chất lỏng hiện nay như nước, nước thải, các loại hóa chất, axit,…

Ngoài sự đa dạng khi có thể đo được hầu hết mọi chất lỏng thì cảm biến này còn có thể đo kết quả nhanh chóng và chính xác.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng sóng siêu âm

5. Phương pháp đo mức chất lỏng bằng radar

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng radar có nguyên lý hoạt động tương tự như dòng cảm biến siêu âm. Nhưng thay vì dùng sóng siêu âm thì cảm biến này sử dụng sóng radar.

Với điểm mạnh là đo mức chất lỏng thì cảm biến radar còn có thể đo liên tục mức chất rắn, xi măng, hạt nhựa, thức ăn gia súc, gạo, cám,… với độ chính xác cao.

Phương pháp đo này cũng không cần tiếp xúc trực tiếp, có thể thay đổi khoảng cách đo trực tiếp trên đầu cảm biến. Tuy nhiên giá thành của loại cảm biến này được xem là cao nhất trong các loại.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng radar

6. Phương pháp đo mức chất lỏng bằng áp suất

Phương pháp đo này không được quá phổ biến, ít người biết đến. Cụ thể, phương pháp này dựa trên mối liên quan giữa áp suất và chiều cao của cột nước:

1 bar = 10,21m nước

Cách hoạt động của phương pháp này khá đơn giản: bạn chỉ cần gắn 1 cảm biến áp suất ở phía dưới của bồn chứa và đo áp suất tại vị trí này. Từ tín hiệu áp suất, ta sẽ tính ra được chiều cao của cột nước.

Khi dùng phương pháp này bạn phải dùng thêm 1 thiết bị để đọc tín hiệu và quy đổi tín hiệu áp suất. Điều này làm tăng khá nhiều chi phí đầu tư.

Ngoài ra nó còn đòi hỏi môi trường đo phải là trong bồn kín, nhiệt độ trong bồn không cao, nếu cao phải dùng ống siphon giảm nhiệt cho cảm biến áp suất.

Phương pháp đo mức chất lỏng bằng áp suất

7. Phương pháp đo mức chất lỏng dạng thủy tĩnh

Phương pháp đo mức chất lỏng dạng thủy tĩnh thường được dùng nhiều nhất trong các ứng dụng đo nước sông, hồ hoặc đo mức nước hồ thủy điện.

Loại này sử dụng rất đo rất đơn giản, chỉ cần thả chìm cảm biến vào sống, hồ là xong. Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là bạn không thể cài đặt được khoảng cách đo. Vậy nên khi mua bạn nên lưu ý để chọn dải đo chính xác.

Phương pháp đo mức chất lỏng dạng thủy tĩnh

>>> Xem thêm: Cảm biến mực nước là gì? Phân loại và cách chọn sensor mực nước

Hotline : 0869.01.60.60