PDCA là gì? chu trình pdca trong giám sát quản lý sản xuất

PDCA là gì? chu trình pdca trong giám sát quản lý sản xuất bao gồm mấy công đoạn, để hiểu hết những công đoạn này hãy tham khảo bài viết sau đây

1. PDCA là gì?

chu trình pdca trong giám sát quản lý sản xuất

Chu trình PDCA là một chu trình cải tiến được thiết kế dựa trên việc đề xuất các thay đổi, thực hiện thay đổi, đo lường kết quả và tích hợp thay đổi trên toàn hệ thống. PDCA là yếu tố thiết yếu của triết lý sản xuất tinh gọn và ngày càng được các doanh nghiệp hiện đại ứng dụng nhằm giám sát và quản lý sản xuất.

PDCA liên tục lặp lại mà không có điểm kết thúc, chúng sẽ liên tục đến khi đạt được kết quả tối ưu. Một quy trình sẽ gồm có:

Plan (P): lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.

Do (D): thực hiện kế hoạch đưa ra.

Check ( C ): kiểm tra lại kết quả khi thực hiện kế hoạch.

Act (A): dựa vào các kết quả thu được đưa ra các đánh giá để tìm được những giải pháp tùy chỉnh lại chu trình cho thích hợp.

2. Chu trình hoạt động của PDCA trong giám sát quản lý sản xuất

Chu trình được chia thành 4 phần là : Plan – Do – Check – Act

PDCA là gì? chu trình pdca trong giám sát quản lý sản xuất

Plan – Lên kế hoạch

Nhận dạng vấn đề: xác định được các vấn đề gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của nhà máy.

Phân tích vấn đề: tìm các thông tin và dữ liệu liên quan để hiểu và phân tích được các vấn đề gốc rễ để tìm ra đối tượng cần cải tiến trực tiếp ở đây là các bộ phận quản lý hoặc các công nhân giam gia sản xuất.

Phát triển thử nghiệm: lựa chọn một phương án được xem là khả thi nhất để đưa vào thử nghiệm và các bộ phận sẽ tham gia, chịu trách nhiệm cho chu trình này.

Việc thiết lập kế hoạch được tuân thủ theo 4 điều khoản lớn:

  • Bối cảnh của tổ chức: xác định được bối cảnh và những nhu cầu của cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
  • Sự lãnh đạo: các ban lãnh đạo phải cam kết cùng xây dựng, thực hiện và duy trì chính sách chất lượng.
  • Hoạch định: thiết lập các hành động giải quyết rủi ro, thiết lập các mục tiêu chất lượng, hoạch định hoạt động để đạt được mục tiêu.
  • Hỗ trợ: xác lực nguồn lực cần thiết, trao đổi thông tin lẫn nhau thông qua dạng văn bản.

Do – Thực hiện

Giai đoạn này sẽ thực hiện các giải pháp được đề xuất trước đó. Đầu tiên sẽ thực hiện trên quy mô nhỏ tìm ra những lỗi sai và liên tục điều chỉnh đến khi cảm thấy ổn định tranh được những rủi ro tốn kém trong quá trình. Sau mỗi giai đoạn phải thường xuyên đo lường và thu thập dữ liệu và hiệu suất qua từng công đoạn. Những yếu tố này được đánh giá thông qua các yếu tố như năng suất của công nhận, tốc độ trên dây chuyền, hiệu suất của các thiết bị, chất lượng của sản phẩm, số lượng của sản phẩm trên thời gian thực,…

Check – Kiểm tra

Qúa trình thực hiện ở bước hai đều sẽ được ghi lại kết quả để khi đến bước Check sẽ đem ra so sánh. Xem lại những mục tiêu ban đầu được đưa ra và so sánh với kết quả ghi nhận được từ bước thứ hai qua các dữ liệu, báo cáo, phân tích kết quả.

Những dữ liệu đánh giá này có thể thu thập được trong quá trình sử dụng của khách hàng. Sau đó tổ chức những buổi đánh giá và đưa báo cáo đến các ban lãnh đạo.

Act – Hành động cải tiến

Ở giai đoạn này các chu trình sau khi được thử nghiệm sẽ được thực hiện trên diện rộng. Nếu như kết quả không đạt, các doanh nghiệp phải lên lại kế hoạch với một chu kỳ khác. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì doanh nghiệp chỉ cần chuẩn hóa lại quy trình.

Hoạt động này sẽ bao gồm khắc phục, xử lý các vấn đề phát sinh, cải tiến liên tục, thay đổi hoặc đổi mới.

3. Lợi ích chu trình PDCA mang đến cho doanh nghiệp.

PDCA là gì? chu trình pdca trong giám sát quản lý sản xuất

Chu trình PDCA một phần nào đó có thể thay cho doanh nghiệp cải tiến quy trình, thay đổi cách quản lý, quản lý chất lượng, duy trì kiểm soát dự án, quản lý hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.

Chính vì thế chúng đã mang lại được những lợi ích không hề nhỏ cho doanh nghiệp:

  • Cải thiện hoạt động sản xuất thông qua việc hạn chế các sai sót, đưa ra những biện pháp khắc phục cho quy trình.
  • Thúc đẩy lao động, tăng năng suất không chỉ bộ phận lao động mà còn tác động tới máy móc, thiết bị. Từ đó hiệu suất công việc và chất lượng sản phẩm cũng cao hơn.
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp thu về. Các đội ngũ công nhân viên cũng nâng cao được hiệu suất lao động.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60