Giải pháp nhà máy thông minh đang là xu hướng dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất vì những lợi ích của chúng đã đem lại. Vậy để xây dựng một giải pháp nhà máy thông minh cần những gì, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.
Giải pháp nhà máy thông minh là gì?
Giải pháp nhà máy thông minh là sự phối hợp giữ các giải pháp công nghệ, các nền tảng công nghệ thông tin cùng các công nghệ vận hành. Chúng đi đôi với nhau, cân bằng, không thể thiếu giữa 1 trong 2.
1. Công nghệ thông tin ( Information Technology)
MES – Hệ thống thực thi điều hành sản xuất
MES là hệ thống trung gian giữa hệ thống ERP và hệ thống SCADA, đây là một hệ thống điều khiển để quản lý và giám sát công việc trong quá trình sản xuất tại nhà máy thông qua việc lấy dữ liệu trực tiếp từ máy móc và các thiết bị IIoT.
MES theo dõi tất cả thông tin sản xuất trong thời gian thực, nhận dữ liệu từ các robot theo định thời, màn hình máy và nhân viên. Hệ thống MES hỗ trợ đội ngũ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý công nhân vận hành máy,… đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động trong sản xuất, nhằm cải thiện sản lượng sản xuất.
ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Hệ thống ERP bao gồm các giải pháp giúp quản lý quy trình kinh doanh và các chiến lược, tích hợp tất cả các khía cạnh mà doanh nghiệp cần vào trong một tổ chức mà các cá nhân có thể truy cập. Hỗ trợ các nhà lãnh đạo và quản lý sẽ hiểu rõ hơn các hoạt động trong doanh nghiệp trên toàn bộ nhà máy.
Trong giải pháp nhà máy thông minh, hoạt động của ERP không chỉ dừng ở khu vực phân xưởng mà còn mở rộng ra khối văn phòng với phòng ban chức năng như mua hàng, bán hàng, tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất.
BI – Hệ thống báo cáo quản trị thông minh
Đây là một công cụ, một quy trình tích hợp công nghệ, được các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu từ các nguồn khác nhau và khai thác chúng một cách hiệu quả. Hỗ trợ doanh nghiệp truy cập các thông tin quan trọng trong doanh nghiệp, đưa ra các quyết định nhanh chóng. BI cung cấp một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ đến hiện tại và đưa ra những dự đoán cho tương lai.
2. Công nghệ vận hành (Operational Technology)
Công nghệ vận hành OT là cách gọi chung các của các hệ thống phần mềm và phần cứng nhằm quản lý, giám sát các thiết bị, máy móc, quy trình hoạt động và các phân đoạn trong sản xuất. Chúng đều nằm trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp.
Một phần mềm nổi tiếng thuộc lĩnh vực này là phần mềm SCADA: cho phép thu thập, phân tích dữ liệu trong thời gian thực dùng để giám sát, điều khiển các thiết bị trong nhà máy hay các thiết bị như PLC, cảm biến, xử lý dữ liệu,…
>>> Tham khảo: MES – SCADA: Hệ thống cho nhà máy
Xây dựng giải pháp nhà máy thông minh cần gì?
1. Các bước xây dựng giải pháp nhà máy thông minh
Một số bước để xây dựng giải pháp nhà máy thông minh là:
Đầu tư vào bảo mật
Đây là bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thiết bị trong nhà máy thông minh. Bảo mật có thể bao gồm các giải pháp như mã hóa, xác thực, phân quyền, phòng chống tấn công mạng…
Phát triển kết nối không dây
Phát triển kết nối không dây để tăng khả năng truyền tải và nhận dữ liệu giữa các thiết bị, máy móc và con người trong nhà máy thông minh.
Kết nối không dây có thể sử dụng các công nghệ như Wi-Fi, Bluetooth, RFID, NFC,…
Đảm bảo rằng các bộ phận CNTT và OT hội tụ với nhau
Đây là bước quan trọng để tạo ra một hệ thống giải pháp nhà máy thông minh hiệu quả tích hợp giữa các phần mềm và phần cứng trong nhà máy thông minh.
- CNTT (Công nghệ thông tin) là nền tảng cung cấp các giải pháp quản lý, phân tích và tối ưu hóa dữ liệu.
- OT (Công nghệ vận hành) là nền tảng cung cấp các giải pháp giám sát, điều khiển và tự động hóa các thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất.
Đầu tư vào quản lý dữ liệu trong nhà máy thông minh
Đây là bước cần thiết để thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả trong nhà máy thông minh. Quản lý dữ liệu có thể sử dụng các công nghệ như Cloud Computing, Big Data, AI,…
Tư duy kỹ thuật số và kỹ năng mềm
Cần có sự thích nghi với sự thay đổi và học hỏi các công nghệ mới trong nhà máy thông minh. Tư duy kỹ thuật số là khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số để giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị. Kỹ năng mềm là khả năng giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết xung đột.
Sử dụng Công nghệ cộng tác ứng dụng vào nhà máy thông minh
Đây là bước cần thiết để tăng cường sự giao tiếp và hợp tác giữa các bên liên quan trong nhà máy thông minh. Công nghệ cộng tác có thể sử dụng các công cụ như video conferencing, chatbot, social media,…
Hãy cởi mở để thay đổi
Đây là bước cuối cùng để xây dựng giải pháp nhà máy thông minh. Doanh nghiệp cần có sự chấp nhận sự đổi mới và sẵn sàng điều chỉnh theo yêu cầu của thị trường và khách hàng.
2. Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp nhà máy thông minh
Một số nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp nhà máy thông minh là:
Tài chính
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình triển khai nhà máy thông minh. Để xây dựng một nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào các thiết bị, máy móc, phần mềm và nhân lực.
Sự đồng bộ hóa giữa máy móc, con người
Đây là yếu tố quyết định cho hiệu quả và năng suất của nhà máy thông minh. Các thiết bị, máy móc và con người cần phải kết nối và giao tiếp với nhau một cách liền mạch và thời gian thực.
Công nghệ sản xuất thông minh
Đây là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa nhà máy thông minh và nhà máy truyền thống. Công nghệ sản xuất thông minh bao gồm các công nghệ như IoT, AI, Big Data, Cloud Computing, Digital Twins, Calm,…
Nguồn cung ứng các thiết bị tự động hóa
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng triển khai và duy trì nhà máy thông minh. Doanh nghiệp cần có nguồn cung ứng đáng tin cậy và chất lượng cao về các thiết bị tự động hóa.
Để xây dựng được giải pháp nhà máy thông minh hiệu quả thì những bước trên là những điều mà doanh nghiệp cần cân nhắc, để không dẫn đến thất bại đem lại thiệt hại cho doanh nghiệp.