IoT là gì? tổng quan về IoT sẽ được Solution IAS tổng hợp qua bài viết sau đây về cách thức hoạt động cũng như các ứng dụng trong thực tiễn. Cùng theo dõi để hiểu được IoT là gì nhé.
IoT là gì?
IoT được viết tắt từ cụm từ Internet Of Things hay còn được gọi là internet vạn vật. Đây là một thuật ngữ chỉ sự kết nối của các thiết bị và internet có khả năng thu thập dữ liệu, chia sẻ thông tin với độ bao phủ toàn cầu. Đây là một mạng lưới không lồ, bất kể thiết bị nào có khả năng kết nối internet và lưu trữ chia sẻ thông tin đều là IoT.
Đây là cuộc hội tụ của các thiết bị không dây, công nghệ vi cơ điện tử và internet để cùng thực hiện một công việc nào đó mà không cần đến sự can thiệt của con người. Tối ưu hóa hai thế giới giữa vật lý và kỹ thuật số. Bạn có thể bắt gặp ở xung quanh chúng ta như một số thiết bị: máy tính, smart phone, các thiết bị cảm ứng trong gia dụng, ô tô cảm biến nhiệt, hệ thống tự động hóa,…
Cách thức hoạt động của IoT
Đầu tiên các thiết bị sẽ được kết nối với nhau trong cùng một mạng tạo thành một hệ thống. Chúng được hoạt động dựa trên sự cảm biến trong mỗi thiết bị, các thiết bị sẽ kết nối với nhau thông qua chip cảm biến.
Con người sẽ giám sát và điều khiển các hoạt động thông qua IoT Platform bất cứ thời gian và địa điểm nào. Đây là một phần mềm trung gian của IoT, chúng có thể tích hợp với hầu hết các thiết bị kết nối và các ứng dụng của thiết bị. Các cảm biến sẽ giữ vai trò thu thập dữ liệu sau đó gửi lên IoT Platform, phần mềm trung gian sẽ tích hợp các dữ liệu và phân tích dữ liệu. Sau cùng chia sẻ thông tin đến với các ứng dụng để cùng giải quyết.
Ví dụ: Ở trang trại, hệ thống tưới nước tự động sẽ được gắn một bộ cảm biến dùng để thu thập và phân tích lượng nước, nhiệt độ và thời gian,… của lượng nước, cây cối, không gian,… Sau đó các dữ liệu sẽ được chuyển đến con người từ đó đưa ra đánh giá chế độ chăm sóc cho mỗi loại cây cối.
Ứng dụng của IoT
1. Nhà thông minh
Công nghệ IoT xuất hiện đã thành công chiếm lĩnh thị trường công nghệ, ứng dụng điển hình nhất là những ngôi nhà thông minh trong thực tiễn. Những ngôi nhà thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát ngôi nhà của minh an toàn tuyệt thôi thông qua những ứng dụng của IoT như:
- Hệ thống chiếu sáng: Chúng được điều khiển từ xa thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại, ipad,… mà không cần đến tận nơi để thực hiện.
- Hệ thống điều hòa, bình nóng lạnh, rèm của tự động, máy bơm tưới,…: Bạn có thể điều khiển chúng hoạt động dù ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể hẹn giờ thông qua các ứng dụng thông minh liên kết với các thiết bị,…
- Hệ thống âm thanh: Các hệ thống âm thanh giúp bạn thư giãn trong ngôi nhà của mình, bạn có thể điều khiển chúng thông qua giọng nói 1 cách dễ dàng.
- Hệ thống an ninh: Các camera giúp bạn giám sát ngôi nhà của mình, tạo ra các báo động khi có người lạ xâm nhập,… giúp bạn có cuộc sống an toàn hơn.
2. IoT trong công nghiệp
IoT ngày nay được sử dụng phổ biến và trở thành 1 phần quan trọng trong công nghiệp. Hầu hết mỗi lĩnh vực sản xuất đều có những ứng dụng riêng cho mình:
- Ngành chế tạo: Sử dụng các loại máy giam sát dây chuyền sản xuất thông qua các thiết bị cảm biến, đo lường trong sản xuất tranh hao hụt, phát ra cảnh bảo khi dây chuyền sảy ra lỗi,…
- Ngành ô tô: IoT giúp tối ưu hóa các chức năng của ô tô trong sản xuất, các cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo nguy hiểm đối với người điều khiển, cũng có thể giúp điều khiển phương hướng,…
- Giao thông vận tải: Các phương tiện như ô tô, xe tải, tàu chở hàng,… có thể được định tuyến lại dựa trên điều kiện thời tiết, tính sẵn có, tính khả dụng của tài xế,… tất cả dựa vào dữ liệu cảm biến IoT.
3. Ngành bán lẻ
Các ngành bán lẻ đã dựa vào các giải pháp IoT và hệ thống nhúng IoT trên các ứng dụng để phực vụ cho việc mua bán như: quản lý hàng tồn kho, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng,… Nhờ những tính năng vượt trội, IoT đã giúp cho các ngành bán lẻ tăng khả năng mua hàng hơn, giảm đi tình trạng trộm cắp,…
4. IoT trong nông nghiệp và chăn nuôi
- Nông nghiệp: Các mô hình nuôi trồng ở Việt Nam hiện nay đang dần sử dụng đến các thiết bị cảm biến, lập trình để tạo ra các hoạt động tự động như tưới tiêu, đóng cắt, phương pháp thủy canh bơm tưới tự động,…
- Chăn nuôi: Các cảm biến IoT sẽ giúp các trang trại giám sát được vị trí vật nuôi, các hoạt động, tình trạng sức khỏe,… Khi nắm bắt được các thông tin thì sẽ đưa ra được các giải pháp phòng ngừa cũng như chữa bệnh.
5. IoT trong lĩnh vực sức khỏe
Rất nhiều các thiết bị thông minh đã ra đời dựa trên IoT để giám sát sức khỏe cũng như các thiết bị y tế:
- Apple Watch: Thiết bị này có thể giúp bạn theo dõi sức khỏe của mình tốt nhất, đưa ra cảnh bảo khi tình trạng sức khỏe của bạn không tốt hay đưa những lời khuyển bổ ích cho sức khỏe của bạn.
- Kính áp tròng được kết nối: Khi người bệnh sử dùn có thể đo được mức đường huyết qua nước mắt và lưu trữ thông tin qua các thiết bị thông minh.
- Ống hít kết nối: Các bạn sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân theo kế hoạch điều trị thông qua chúng.
- Theo dõi các hoạt động qua quá trình điều trị ung thư: Bệnh nhân sẽ đeo thiết bị theo dõi qua quá trình điều trị để nắm bắt được các dữ liệu chính xác để đưa ra chuẩn đoán.
IoT ngày nay càng ngày càng trở nên phổ biến, hàng trăm ứng dụng được ra đời từ đây. Trên bài viết này là những thông tin tổng hợp để giúp bạn hiểu thêm về IoT là gì?