MQTT là gì? Vai trò của MQTT

MQTT là gì? Đã bao giờ bạn từng bắt gặp cụm từ này trong công việc của mình hay chưa. Đây là một giao thức khá phổ biến, đáng tin cậy và ngày càng được phát triển giữa thế giới Internet ngày nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem MQTT là gì nhé.

MQTT là gì?

MQTT là gì? MQTT được viết tắt từ cụm từ Message Queueing Telemetry Transport được phát hành phiên bản đầu tiên vào năm 1999. Đây là một giao thức mạng có kích thước nhỏ dùng để truyền đi những thông điệp theo mô hình publish – subscribe. Giao thức truyền thông này được sử dụng cho các thiết bị IoT với băng thông thấp, độ tin cậy cao, có thể sử dụng ở mạng lưới thiếu tính ổn định.

Giao thức này được hoạt động dựa trên nền tảng TCP/IP và các giao thức có kết nối tuần tự, không đánh mất dữ liệu, được kết nối hai chiều. MQTT giúp cho các dữ liệu được truyền tải đến các thiết bị dù ở xa.

MQTT là gì?
MQTT là gì?

Các môi trường lý tưởng để sử dụng MQTT là:

  • Môi trường mạng viễn thông có giá đắt đỏ, băng thông thấp, thiếu tin cậy.
  • Môi trường sử dụng những thiết bị nhúng dẫn đến giới hạn về tài nguyên, tốc độ, bộ nhớ.
  • Môi trường có độ trễ cao, thích hợp cho các ứng dụng M2M.
  • Môi trường sử dụng MQTT phổ biến nhất không thể không kể đến Facebook Messenger.

Cơ chế hoạt động của MQTT

Trong MQTT bao gồm hai phần là Broker (xuất bản) – đóng vai trò như một trung tâm lưu trữ thông tin và Client ( đăng ký ) được chia thành hai nhóm nhỏ là Publisher và subscriber.

Và cơ chế hoạt động của MQTT được dựa trên mô hình Pub/Sub. Trước tiên ta sẽ xem mô hình này bao gồm những gì.

1. Mô hình Pub/Sub

Mô hình này sẽ gồm có Broker là máy chủ mô giới và Client bao gồm: Publisher (nơi gửi thông điệp và Subscriber ( nơi nhận thông điệp). Broker sẽ là trung tâm nhận thông điệp từ Publisher xếp theo thứ tự và gửi đến địa điểm cụ thể. Còn client chỉ làm 1 trong 2 việc là publish các thông điệp lên topic cụ thể hoặc là subscribe topic để nhận thông điệp.

2. Cách hoạt động của MQTT theo mô hình Pub/Sub

MQTT được hoạt động theo cơ chế client/server, tại đây mỗi cảm biến sẽ là một khách hàng được kết nối đến máy chủ, máy chủ có vai trò như một nhà môi giới. Broker có nhiệm vụ điều phối tất cả thông điệp ở phía gửi đến đúng nơi phía nhận. MQTT còn là một giao thức định hướng bản tin, mỗi bản tin là một đoạn tín hiệu rời rạc mà broker không thể nào nhìn thấy. Mỗi bản tin được publish một địa chỉ giống như một kênh Topic, các client khi đăng ký vào một kênh thì gọi là subscribe. Mà tại đây một client có thể subscribe nhiều kênh cùng một lúc.

Cách hoạt động của MQTT

Các thành phần của cơ chế:

  • MQTT Client: Client sẽ subscribe một hoặc có thể nhiều hơn các topics để gửi và nhận lại những thông điệp tương ứng.
  • MQTT Server: Hay còn gọi là Broker là nơi nhận những thông tin subcribe từ client. Chúng sẽ nhận thông điệp và chuyển những thông điệp đấy đi.
  • Topic: Topic là hàng đợi các thông điệp theo khuôn mẫu. Chúng cho phép các Client trao đổi thông tin với những ngữ nghĩa được định sẵn.
  • Session: Là sự kết nối giữa client đến server.
  • Subscription: Là sự kết nối từ client đến topic.

Ứng dụng của MQTT trong thực tiễn

MQTT có nhiều ưu điểm vượt trội như: nhẹ, hiệu quả; gửi tin nhắn tin cậy; truyền thông từ hai hướng; Có thể kết nối với mạng không dây; Kết nối đa dạng với các thiết bị; tính bảo mật cao;… Chính vì thế ngày này MQTT được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó bao gồm: ô tô, logistics, hệ thống nhà thông minh, sản xuất tiêu dùng,… Và đặc biệt là ứng dụng Messenger của Facebook, một app dùng được sử dụng phổ biến hiện nay.

>>> Tham khảo thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60