Outsourcing Là Gì? ưu điểm và hạn chế của Outsourcing bao gồm những gì? Có bao nhiêu loại hình Outsourcing được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Outsourcing là gì?
Outsourcing (dịch vụ thuê ngoài) là hình thức sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài để đảm nhận và xử lý một số công việc thuộc về nhân viên trong công ty đảm nhận. Đây đang là một xu hướng được doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Outsoucrcing giúp các doanh nghiệp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí mà vừa giải quyết được các dự án với đội ngũ dịch vụ có chất lượng và chuyên môn cao.
Outsourcing được xuất hiện từ những năm 1989 và được xem như một chiến lược kinh doanh cũng gây ra không ít sự tranh cãi lúc bấy giờ.
Ưu điểm và hạn chế của Outsourcing
1. Ưu điểm Outsourcing là gì?
Thời gian đầu Outsourcing gây ra tranh cãi vì một phần trong lao động cho rằng đây là nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp. Nhưng nó cũng dần được số đông công nhận vì những lợi ích mà chúng mang lại.
- Chuyên môn: Những dịch vụ thuê ngoài đều là những đơn vị chuyên nghiệp và có chuyên môn cao. Ở đây hầu hết nhân viên sẽ được đào tạo bài bản, có hệ thống giám sát và đảm bảo quy trình dịch vụ đạt yêu cầu của khách hàng.
- Hiệu suất: Các nhà cung cấp luôn có đủ nguồn nhân lực để điều phối, sử dụng triệt để. Hầu hết các đơn vị chuyển sang dùng Outsourcing đều ghi nhận sự thay đổi này trong công việc.
- Dự phòng: Đây là thế mạnh của Outsourcing bởi họ có một lực lượng nhân viên đông đảo, đảm bảo khách hàng được phục vụ liên tục. Họ hoạt động theo cơ chế luôn có nhân viên thay thế lẫn nhau khi có yêu cầu đưa ra. Nhiều đơn vị còn lưu giữ lại bản sao các cơ sở dữ liệu của khách hàng để tránh những rủi ro không đáng có.
- Tâm lý: Nhân viên ở các đơn vị luôn làm việc với tâm lý thoải mái, dễ dàng được cân nhắc lên những vị trí cao hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí thuê ngoài thường thấp hơn đối với chi phí xây dựng của một doanh nghiệp. Chưa kể đến những khoản thuế thu nhập của nhân viên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Tiết kiệm các vấn đề phát sinh: như chỗ ngồi, văn phòng, các trang thiết bị, các văn phòng phẩm,…
- Công việc vận hành liên tục: Bên cung cấp dịch vụ luôn có sẵn nguồn nhân lực để thay thế cho nhau trong các trường hợp đau ốm, nghỉ phép,… Công việc cũng vì thế mà có thể liên tục vận hành.
- Tiết kiệm thời gian: Dịch vụ thuê ngoài sẽ chỉ dựa trên số công việc đã hoàn thành nên các công việc sẽ cố gắng được hoàn thiện nhanh nhất có thể.
- Đảm bảo chất lượng: Ngoài công việc được thực hiện nhanh chóng thì chất lượng sản phẩm sẽ luôn đi kèm. Để có thể đạt được sự hài lòng của khách hàng.
2. Hạn chế của Outsourcing
Bên cạnh những lợi ích của chúng mang lại thì vẫn luôn còn những hạn chế mà chưa thể nào khắc phục được tình trạng này như là:
- Bảo mật: Khi sử dụng Outsourcing điều các doanh nghiệp lo ngại nhất chính là sợ các nhân viên Outsourcing sẽ tiết lộ những bí mật và dữ liệu của công ty ra bên ngoài và các công ty đối thủ. Vì khi bạn muốn công việc hoàn thành hiệu quả thì bên cung cấp cũng phải được tiếp nhận những thông tin liên quan đến công việc.
- Trách nhiệm: giữa nhiều sự lựa chọn về Outsourcing vẫn luôn có những nhà cung cấp thiếu trách nhiệm, chậm trễ công việc. Ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của doanh nghiệp.
- Chất lượng: Thời gian đầu Outsourcing cần có thời gian để nắm bắt hệ thống và chuyển nhượng thông tin từ nội bộ, nên sẽ mất đi một khoảng thời gian gây chậm trễ.
- Chi phí: Outsourcing chỉ phù hợp với những công việc ít và không thường xuyên. Đối với những công việc quan trọng bạn nên có riêng một đội ngũ.
- Nguy cơ mất việc cho nhiều đối tượng, ảnh hưởng đến đời sống lao động.
Các loại hình Outsourcing thuê ngoài hiện nay
Outsourcing theo dự án: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Các nhà cung cấp sẽ tiến hành xử lý công việc theo dự án, những dự án này thông thường sẽ chỉ trong một thời gian ngắn.
Vd: Bạn cần xây dựng một website cho doanh nghiệp nhưng lại không có sẵn nguồn lực, bạn có thể tìm kiếm một đơn vị thiết kế website để làm việc này.
Outsourcing sản xuất: phía bên cung cấp sẽ thực hiện các giai đoạn sản xuất giùm bạn. Bạn chỉ cần lên kế hoạch và mẫu mã có sẵn.
Vd: Bạn muốn kinh doanh giày dép nhưng thứ bạn có chỉ là những mẫu thiết kế. Chính vì thế các đơn vị thi công sẽ thay bạn sản xuất ra các mẫu giày dép theo thiết kế của bạn.
Outsourcing công đoạn: Công đoạn này thông thường sẽ ở sau khâu sản xuất, khi các sản phẩm hoàn thiện các dịch vụ thuê ngoài sẽ giúp bạn vận chuyển hàng hóa,…
Vd: Các đơn vị vận chuyển, các sàn thương mại điện tử.
Bài viết trên là các kiến thức cơ bản về Outsourcing là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về chúng.
>>> Platform là gì? Các loại hình Platform trong doanh nghiệp