Sản xuất hàng loạt là gì? Ưu nhược điểm của hình thức sản xuất này đã ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Hãy cùng theo dõi bài viết này để giải đáp câu những câu hỏi sau nha.
1. Sản xuất hàng loạt là gì?
Sản xuất hàng loạt trong tiếng Anh được gọi là “Mass production, Flow production, Continuous production”, đây là hoạt động sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, thường sử dụng dây chuyền lắp ráp hoặc công nghệ tự động hóa.
Sản xuất hàng loạt còn được gọi là sản xuất theo dòng, sản xuất theo dòng lặp lại, sản xuất nối tiếp,… Loại hình sản xuất này điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hiệu quả một số lượng lớn các sản phẩm tương tự.
Sản xuất hàng loạt được sử dụng để đạt được khối lượng lớn, được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như chất lỏng, hạt, sợi, các bộ phận và các cụm bộ phận. Từ các ngành thực phẩm, nhiên liệu, hóa chất, khoáng chất, thiết bị gia dụng, ô tô,…
2. Ví dụ về sản xuất hàng loạt
Một trong ví dụ về sản xuất hàng loạt nổi bật nhất chắc chắn phải kể đến Henry Ford – người sáng lập Ford Motor Company. Vào năm 1913, ông là người tiên phong trong dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt để sản xuất ô tô Ford Model T.
Việc này đã đem lại nhiều kết quả nổi bật như thời gian sản xuất các bộ phận giảm tạo điều kiện cho công ty áp dụng phương pháp tương tự để lắp ráp khung gầm và giảm đáng kể thời gian chế tạo ô tô Model T.
Thừa thắng xông lên, Ford tiếp tục cải tiến quy trình, một người đã nghiên cứu cách mọi người di chuyển hiệu quả nhất.
Kết quả đạt được từ năm 1908 đến năm 1927, Ford đã chế tạo 15 triệu chiếc xe Model T. Giúp người dùng có thể mua được mà không cần phải đặt hàng, xem chúng như một món hàng xa xỉ không thể mua.
3. Đặc điểm sản xuất hàng loạt
Sản xuất hàng loạt thích hợp đồi với các doanh nghiệp sản xuất có chủng loại sản phẩm, hàng hóa tương đối nhiều. Tuy nhiên khối lượng sản xuất hàng năm chưa đủ lớn để có thể hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập.
Để tạo được một khối lượng sản phẩm lớn, mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kì.
Với sự lặp lại này, mỗi loại sản phẩm thường đưa vào sản xuất theo từng “loạt” nên chúng mang tên là sản xuất hàng loạt.
Một vài lĩnh vực tiêu biểu trong loại hình sản xuất này là sản xuất trong ngành cơ khí, điện dân dụng dệt may, sản phẩm cơ khí, đồ gỗ nội thất, điện tử chuyên dùng… với những đặc trưng chủ yếu sau:
- Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị đa năng: Máy móc được sắp xếp bố trí thành những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản phẩm.
- Năng suất lao động tương đối cao: Chuyên môn hoá sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao.
- Mỗi bộ phận sản xuất gia công nhiều loại sản phẩm khác nhau về yêu cầu kĩ thuật và qui trình công nghệ nên tổ chức sản xuất thường rất phức tạp
4. Ưu nhược điểm sản xuất hàng loạt
4.1 Ưu điểm
Sản xuất hàng loạt đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế:
- Quá trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt, mang lại độ chính xác cao bởi máy móc được cài đặt sẵn trước các thông số.
- Sản xuất hàng loạt cũng dẫn đến chi phí thấp hơn vì quy trình sản xuất dây chuyền lắp ráp tự động đòi hỏi ít công nhân hơn.
- Tạo ra mức hiệu quả cao hơn vì các mặt hàng sản xuất hàng loạt có thể được lắp ráp với tốc độ nhanh hơn thông qua tự động hóa
- Việc lắp ráp nhanh chóng hỗ trợ việc phân phối và tiếp thị nhanh chóng các sản phẩm của tổ chức, do đó, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn cho công ty
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì sản xuất hàng loạt cũng có nhiều nhược điểm đáng suy ngẫm:
- Đòi hỏi nhiều vốn và đòi hỏi sự đầu tư trước đáng kể về thời gian và nguồn lực để thiết lập một dây chuyền lắp ráp tự động .
- Nếu trong thiết kế sản xuất có sai sót, có thể cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để thiết kế lại và xây dựng lại các quy trình sản xuất hàng loạt.
- Việc sửa đổi các quy trình sản xuất hàng loạt có thể được yêu cầu vì những lý do khác ngoài lỗi.
- Tuy sản xuất hàng loạt không cần sự can thiệp của người lao động nhưng vẫn cần đến nhưng người quản lý và giám sát. Đòi hỏi cao hơn về chuyên môn.
>>> Xem thêm: Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT
Phần mềm ERP là gì? Những khó khăn và thách thức
Vai trò của giao thức truyền thông trong SCADA
Tổng quan về hệ thống SCADA trong công nghiệp
Tổng quan về quản lý hoạt động sản xuất (MOM)
Băng tải con lăn là gì? Cấu tạo, phân loại, ứng dụng
Băng chuyền là gì? Các loại băng chuyền trong sản xuất
Những điều chưa biết về hệ thống điều khiển vòng hở
Mạng nơ ron nhân tạo: Khái niệm, cấu trúc và ứng dụng trong thực tế