Tìm hiểu về SCM đối với doanh nghiệp

Tìm hiểu về SCM đối với doanh nghiệp, SCM đóng vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp. Cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

1. SCM là gì?

Tìm hiểu về SCM đối với doanh nghiệp

SCM viết tắt của cụm từ Supply Chain Management (Quản trị chuỗi cung ứng), ở đây chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức bao gồm con người, hoạt động, thông tin và tất cả các nguồn lực liên quan đến việc di chuyển các sản phẩm từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Từ đó ta cũng sẽ hiểu SCM là một hệ thống giúp quản lý các hoạt động cung ứng này từ những khâu đầu tiên như lập kế hoạch, tìm nguồn hàng cung ứng, thu mua, vận chuyển, đầu ra của sản phẩm,…

Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp từ những khâu đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.

2. Các thành phần của SCM

Một dây chuyền cung ứng tối thiểu phải đáp ứng được 3 yếu tố gồm có nhà cung cấp, đơn vị sản xuất và khách hàng.

  • Nhà cung cấp: là nơi bán các sản phẩm, dịch vụ đầu ra cần thiết cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Đây là nơi bán ra các nguyên liệu thô, các chi tiết nhỏ tạo nên sản phẩm,…
  • Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các sản phẩm mua tại nhà cung cấp để tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng.
  • Khách hàng: là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng đến tay.

Vậy một quản trị chuỗi cung ứng SQM sẽ bao gồm những gì?

Tìm hiểu về SCM đối với doanh nghiệp

Một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sẽ được tạo thành từ 5 thành phần cơ bản là sản xuất, vận chuyển, tồn kho, định vị, thông tin.

Sản xuất: khâu này bao gồm các phân xưởng, nhà kho, trang thiết bị là những cơ sở vật chất tạo ra các sản phẩm và lưu trữ sản phẩm. Sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và cân bằng lại chúng.

Vận chuyển: bộ phận vận chuyển đóng vai trò vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm giữa nhà cung ứng với đơn vị sản xuất và giữa các đơn vị sản xuất đến với khách hàng. 6 phương thức vận chuyển cơ bản nhất được dùng tới là:

  • Đường biển: thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận.
  • Đường sắt: thời gian vận chuyển trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận.
  • Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
  • Đường hàng không: quãng đường vận chuyển được rút gọn tối đa, tuy nhiên giá thành cao.
  • Dạng điện tử: giá thành tuy rẻ, nhanh nhưng bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
  • Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá.

Tồn kho: đây là bộ phận đánh giá được mức độ tiêu thụ của sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng mong số lượng tồn kho ở mức thấp nhất.

Định vị: định vị giúp quá trình sản xuất thuận tiện hơn, tiến hành nhanh chóng mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Định vị tìm kiếm những nguồn nguyên liệu sản xuất tốt, những địa điểm tiêu thụ hiệu quả,…

Thông tin: là những yếu tố quyết định, nếu thông tin chính xác thì các quyết định và kế hoạch sẽ đem lại kết quả chính xác. Thông tin được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau.

3. Vai trò của SCM đối với doanh nghiệp

Tìm hiểu về SCM đối với doanh nghiệp

SCM đã đóng góp nhiều cho các doanh nghiệp điều này chắc hẳn không còn xa lạ. Chúng giúp các doanh nghiệp giải quyết được cả đầu vào lần đầu ra một các hiệu quả. Tối ưu hóa các hoạt động từ nhỏ nhất trong sản xuất cũng giúp quá trình tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

SCM giúp giải quyết các vấn đề về tồn kho, giúp số lượng hàng này giảm tối thiểu từ 25 – 60%, giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng, tăng lợi nhuận sau thuế, cải thiện vòng cung ứng đơn hàng. Tăng độ chính xác cao trong dự báo sản xuất, đưa ra kế hoạch tốt nhất.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như  sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60