Quản lý hoạt động sản xuất (MOM) là một lĩnh vực thuộc sản xuất thông mình mà bất cứ doanh nghiệp nào đã và đang trong quá trình chuyển đổi đều quan tâm. Vậy quản lý hoạt động sản xuất (MOM) là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
1. Quản lý hoạt động sản xuất là gì?
Quản lý hoạt động sản xuất – Manufacturing Operations Management (MOM) là một giải pháp cho phép doanh nghiệp sản xuất số hóa và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Quản lý hoạt động sản xuất được xem là nền tảng cho sự chuyển đổi số trong môi trường sản xuất toàn cầu.
MOM giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả, chất lượng, độ tin cậy và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số chức năng quan trọng của quản lý hoạt động sản xuất (MOM):
- Thu thập dữ liệu: MOM thu thập dữ liệu từ máy móc, thiết bị, hệ thống, nhân viên,… dữ liệu này được sử dụng để giám sát quy trình sản xuất, xác định những vấn đề tiềm ẩn và đưa ra giải pháp phòng ngừa, khắc phục.
- Lưu trữ và phân tích dữ liệu: dựa vào những dữ liệu đã thu thập được sử dụng các công cụ phân tích để xác định mẫu, bất thường, xu hướng.
- Tự động hóa: MOM giúp lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, giải quyết sự cố,… cải thiện hiệu quả, tăng độ tin cậy.
- Cung cấp khả năng hiển thị: MOM cung cấp khả năng hiển thị các quy trình sản xuất, các nhà quản lý có thể theo dõi tiến độ, xác định vấn đề tiềm ẩn và đưa ra quyết định.
2. Lợi ích của quản lý hoạt động sản xuất
Quản lý hoạt động sản xuất đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể đến các doanh nghiệp, dưới đây là một vài lợi ích chính:
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Quản lý hoạt động sản xuất giúp tối ưu được quy trình sản xuất bằng cách rút ngắn thời gian không sản xuất và tăng cường hiệu suất.
Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đi chi phí sản xuất, tăng thêm sự cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tăng cường sự linh hoạt
Doanh nghiệp dễ dàng thay đổi và tùy chỉnh quy trình sản xuất khi có nhu cầu, giúp phản ứng nhanh hơn trước sự thay đổi của thị trường và trước yêu cầu của khách hàng.
Quản lý tài nguyên hiệu quả
Quản lý hoạt động sản xuất giúp quản lý và sử dụng máy móc, vật liệu, nguồn lao động,… một cách hiệu quả hơn.
Điều này sẽ giúp giảm đi sự lãng phí và tiệm kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả hoạt động hơn.
Cải thiện chất lượng sản phẩm
MOM giúp theo dõi và kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ từ giai đoạn nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Đảm bảo quá trình sản xuất không có nguy cơ phát sinh lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
MOM giúp rút ngắn thời gian từ giai đoạn nghiên cứu sản phẩm và phát triển đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường nhanh chóng, tiếp cận người tiêu dùng sớm hơn.
Tăng cường tích hợp và thông tin thời gian thực
Quản lý hoạt động sản xuất kết nối các quy trình và hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp để trao đổi thông tin và dữ liệu trong thời gian thực, đảm bảo tính toàn vẹn.
Quản lý rủi ro và đáp ứng khẩn cấp
MOM giúp nhận biết và giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất, tránh được những nguy cơ xảy ra sự cố làm gián đoạn sản xuất.
3. Các bước triển khai quản lý hoạt động sản xuất (MOM)
Bước 1: Phân tích nhu cầu và xác định mục tiêu
Bước đầu tiên là cần phải xác định những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn có được khi áp dụng MOM. Mục tiêu ở đây có rất nhiều, ví dụ như:
- Tối ưu hóa năng suất
- Cải thiện chất lượng sản phẩm
- Giảm lãng phí và chi phí sản xuất
- …
Sau khi đã xác định được mục tiêu sẽ đến giai đoạn phân tích nhu cầu. Cụ thể ở đây doanh nghiệp cần:
- Đánh giá hệ thống hiện tại
- Xác định lại những vấn đề và khó khăn trong quy trình sản xuất cần đến sự can thiệp của MOM.
- Thu thập các ý kiến từ các bộ phận và các nhân viên để hiểu hơn về nhu cầu.
Bước 2: Lựa chọn hệ thống MOM phù hợp
Trước khi đưa ra lựa chọn, hãy nghiên cứu và so sánh các giải pháp MOM, so sánh tính năng, khả năng tích hợp, hiệu suất, chi phí sử dụng,…
Xem xét đến khả năng tích hợp của hệ thống MOM với các hệ thống khác đang được sử dụng trong doanh nghiệp, phổ biến như ERP, SCADA, MES, PLC,…
Ngoài ra dựa trên nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp để có thể chọn giải pháp MOM phù hợp với quy mô và ngân sách.
Bước 3: Thiết kế và tùy chỉnh
Khi đã chọn được hệ thống MOM thích hợp thì tiếp theo là thiết kế cấu trúc hệ thống theo các quy trình sản xuất, thông tin cần thu thập và cách tổ chức dữ liệu.
Sau đó đến tùy chỉnh hệ thống MOM để phù hợp với quy trình sản xuất thông qua các thông số, quy định, quy trình theo yêu cầu cụ thể.
Bước 4: Kiểm thử và triển khai hệ thống
Thực hiện các bài test để xem hệ thống MOM có hoạt động đúng theo yêu cầu và phù hợp với các yếu tố của doanh nghiệp hay không.
Sau khi đáp ứng được các yếu tố tiếp đến là triển khai hệ thống cho doanh nghiệp từ việc cài đặt phần mềm cho đến tích hợp và kiểm tra lại hệ thống.
Đào tạo nhân viên để họ nắm vững được việc sử dụng hệ thống một cách hiệu quả.
Bước 5: Theo dõi và tối ưu hóa
Theo dõi hiệu suất của hệ thống dựa vào các chỉ số hiệu suất đã được đề ra. Dựa vào những dữ liệu và thông số hiệu suất thu được để phân tích những vấn đề còn thiếu xót để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện hiệu suất của hệ thống.
Bước 6: Cải tiến liên tục
Theo dõi hiệu quả của hệ thống theo các cột mốc thời gian, để có thể thay đổi để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Cải tiến liên tục để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
>>> Xem thêm: Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?