Tủ điện công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu về tủ điện trong công nghiệp thông qua bài viết sau đây, để hiểu thêm lý do tại sao chúng lại trở nên quan trọng trong công nghiệp.
Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp là tủ điện được sử dụng chủ yếu dành cho công nghiệp. Là nơi chứa các thiết bị điện như mạch điều khiển, cầu dao, công tắc, đầu nối, máy biến áp,… với vai trò điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ phụ tải nhất định. Tủ điện thường được sử dụng trong các loại công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng,… và phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục.
Tủ điện công nghiệp có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày của từng loại sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào lĩnh vực sử dụng cũng như thiết kế.
Chức năng chính của tủ điện công nghiệp:
- Điều khiển được mọi hệ thống điện từ của thiết bị cho đến toàn bộ hệ thống.
- Bảo vệ các thiết bị điện có bên trong tủ điện, giúp các thiết bị gia tăng tuổi thọ. Mang lại sự an toàn cho người sử dụng điện.
- Tủ điện công nghiệp giúp đảm bảo tính liên tục cấp nguồn cho hệ thống điện, hệ thống máy luôn được hoạt động, tránh rủi ro cho người và máy.
Phân loại tủ điện công nghiệp
Các tủ điện công nghiệp thông thường sẽ có cấu trúc lớn hơn và hệ thống mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện dân dụng. Để có thể đáp ứng được điện và công suất lớn cho hệ thống điện.
Bên cạnh đó chúng cũng được chia thành nhiều loại để dễ dàng phân biệt và lựa chọn theo mục đích sử dụng:
- Phân loại theo điện thế: tủ điện cao thế, tủ điện trung thế và tủ điện hạ thế
- Phân loại theo chức năng: tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực,…
- Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng: tủ điện công nghiệp và tủ điện dân dụng.
1. Phân loại tủ điện theo cấu tạo
Tủ điện công nghiệp dạng kín: gồm vỏ điện cơ bản, các thành phần bên trong vỏ và các bộ phận được gắn trực tiếp vào thành hoặc bảng liên kết với vỏ. Các tủ điều khiển sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những sự cố gây nguy hiểm cho cả người và thiết bị.
Tủ điện công nghiệp dạng hở: được thiết kế theo tiêu chuẩn UL listed bao gồm các dây bên trong, các thiết bị đầu cuối cho các nhiệm vụ đi dây hiện trường và các thành phần hỗ trợ các việc gắn thiết bị trên một bảng phụ, không cần thêm một vỏ bọc kín hoàn toàn.
Tủ điện công nghiệp dạng khung ráp: được thiết kế theo tiêu chuẩn UL 508A. Vỏ tủ này thường có những khoảng trống cho các thanh đấu đây, tiếp điểm, rơ le, đèn báo,…
2. Dưới đây là một số loại tủ điện công nghiệp phổ biến hiện nay
Tủ điện phân phối: Vỏ tủ điện phân phối được làm từ thép mã kẽm, sơn bên ngoài một lớp sơn tĩnh điện chống gỉ. Thiết kế theo tiêu chuẩn IEC60439 với các mô đun xếp cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối gồm có ngăn phân phối, ngăn phân đoạn và ngăn lộ.
Tủ điện điều khiển trung tâm: được chế tạo từ thép mạ điện và bên ngoài sơn lớp tĩnh điện. Tủ điều khiển trung tâm có cơ chế vận hành tại chỗ, điều khiển từ xa trong trường hợp muốn đảo chiều động cơ.
Tủ điện công nghiệp tụ bù: giúp các nhà máy, xí nghiệp giảm tổn thất điện năng và các chi phí không cần thiết. Tủ có thể nâng cao năng suất hoạt động và cải thiện chế độ làm việc của các thiết bị điện.
Tủ điện công nghiệp ATS: tủ điện này giúp chuyển đổi sang nguồn dự phòng nhằm cấp điện trở cho nguồn tải để có thể hoạt động được. Cung cấp điện cho tải trong trường hợp nguồn điện lưới gặp sự cố.
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy: được làm từ tủ tôn có độ dày tấm ton khoảng 2mm, có khả năng khởi động, báo động, cung cấp điện có các động cơ bơm nước chữa cháy nên được coi là một loại tủ điện rất quan trọng.
Các tiêu chuẩn trong thiết kế tủ điện công nghiệp
Tiêu chuẩn NEC: Tiêu chuẩn NEC hoặc NFPA 70, là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi để lắp đặt an toàn thiết bị điện và hệ thống dây điện. Quy định rằng các bảng điều khiển công nghiệp phải được đánh giá và đánh dấu Đánh giá dòng điện ngắn mạch (SCCR), được thiết lập bằng cách đánh giá từng bộ cấp nguồn riêng lẻ cũng như tất cả các mạch nhánh. Giá trị kA nhỏ nhất được sử dụng làm giá trị kA cho toàn bộ bảng điều khiển. Giá trị kA phải lớn hơn giá trị kA của nguồn đến để có thể lắp đặt bảng điều khiển.
Tiêu chuẩn NFPA 79: Phạm vi của tiêu chuẩn này bao gồm các yếu tố điện và điện tử của tất cả các máy móc hoạt động ở mức 600V trở xuống, bao gồm máy ép phun, máy lắp ráp, máy công cụ và máy xử lý vật liệu, cùng với các máy khác, cũng như máy kiểm tra và thử nghiệm.
Tiêu chuẩn UL 508 và UL 60947-4-1: UL 508 là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất được công nhận trong nhiều năm, nhưng tiêu chuẩn này gần đây đã bị loại bỏ và được thay thế bằng UL 60947-4-1.