Các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C là gì? Khái niệm và so sánh sự khác nhau giữa các mô hình doanh nghiệp này? Từ đó đưa ra được những điểm mạnh, yếu của các loại mô hình doanh nghiệp này để kết hợp và ứng dụng chúng vào trong kinh doanh.
Khái niệm các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C
Các mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, góp phần thay đổi thói quen kinh doanh, mua sắm của con người. Chúng đề cập đến cách một doanh nghiệp hoạt động để bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến (online).
Trong các mô hình doanh nghiệp thì hiện 3 mô hình phổ biến nhất là C2C,B2B,B2C.
1. Mô hình C2C
C2C được viết tắt từ Customer to Customer, đây là mô hình kinh doanh trong đó người bán và người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thường là trong môi trường trực tuyến.
Để thực hiện giao dịch thương mại trực tuyến, những người tiêu dùng sẽ phải thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là một trang web làm trung gian đấu giá hoặc bán hàng.
Các hoạt động trong mô hình C2C
- Đấu giá: cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm của mình với việc đặt ra một mức giá sàn. Ai có nhu cầu mua sẽ tham gia vào việc đấu giá, ai đưa ra mức cao nhất sẽ được quyền sở hữu sản phẩm.
- Giao dịch trao đổi: là hoạt động trao đổi dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm có giá trị tương đương giữa những người dùng với nhau.
- Dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ hỗ trợ tham gia nhằm giải quyết vấn đề về chất lượng và độ an toàn. Có thể kể đến dịch vụ Paypal nhằm hỗ trợ thanh toán chẳng hạn.
- Bán tài sản ảo: Tài sản này có thể là vật phẩm trong các trò chơi trực tuyến. Người tham gia vào C2C có thể đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với người khác.
Đặc điểm riêng biệt của mô hình C2C
- C2C là một mô hình kinh doanh cho phép các khách hàng (cá nhân) giao dịch với nhau và thường xuyên trong môi trường trực tuyến.
- Các doanh nghiệp C2C xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ (sharing economy).
- Các nền tảng C2C trực tuyến phổ biến như Craigslist, Etsy và eBay, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.
- Một trong những hạn chế lớn nhất của mô hình C2C là khó kiểm soát chất lượng và đảm bảo thanh toán.
Lợi ích khi sử dụng mô hình C2C
- Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng.
- Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán.
- Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới.
2. Mô hình B2B
Mô hình B2B được viết tắt từ cụm từ Business to Business. Loại mô hình doanh nghiệp này được hiểu đơn giản là một website ở đó nhiều công ty mua bán sản phẩm trên cơ sở dùng chung một nền tảng công nghệ.
Ở mô hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng là các doanh nghiệp khác (bao gồm cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán buôn và doanh nghiệp bán buôn với doanh nghiệp bán lẻ).
Các mô hình B2B phổ biến
- Mô hình B2B trung gian: Mô hình đi theo hướng giao dịch và trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian.
- Mô hình B2B thiên về bên mua: Ở mô hình này, đơn vị doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị thứ 3 để báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.
- Mô hình B2B thiên về bên bán: mô hình này một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thương mại điện tử và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đến đơn vị thứ 3.
- Mô hình B2B thương mại hợp tác: Đây là loại hình thương mại hợp tác, tương tự như mô hình B2B trung gian. Nhưng chúng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn.
Lợi ích của mô hình doanh nghiệp B2B
- Tính bảo mật cao.
- Thuận tiện sử dụng cho người mua lẫn người bán.
- Tiềm năng thị trường rộng lớn.
- Lợi nhuận cao hơn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về mô hình B2B
3. Mô hình B2C
B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh, đây là thuật ngữ mô tả mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử giữa doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Trong đó, các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Nói cách khác, đây là mô hình doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong môi trường số.
Các mô hình B2C thường gặp
- Người bán hàng trực tiếp: mọi người có thể mua hàng hoá từ các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm nhà sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
- Trung gian trực tiếp: các nhà phân phối đóng vai trò là khâu trung gian, giữ vai trò kết hợp người mua và người bán, nổi tiếng nhất là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…
- Thực hiện dựa trên quảng cáo: khách hàng được sử dụng miễn phí nội dung của 1 trang web và trong trang web đó sẽ có những quảng cáo và những sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán.
- Thực hiện dựa trên cộng đồng: các doanh nghiệp tập trung vào xây dựng cộng đồng trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,… dựa trên các mục đích chung.
Lợi ích của mô hình B2C
- Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng,…
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều lượng khách hàng trên khắp cả nước
- Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn để mua hàng, không mất thời gian đi lại.
So sánh các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C
1. Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2B và B2C
Yếu tố so sánh | Mô hình B2B | Mô hình B2C |
Đối tượng khách hàng | Doanh nghiệp với doanh nghiệp | Doanh nghiệp với người tiêu dùng |
Đàm phán giao dịch | Bao gồm tất cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, giao nhận hàng và các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. | Khá đơn giản, chỉ cần đưa sản phẩm của mình lên các trang thương mại điện tử và mở một siêu thị trực tuyến. |
Quy trình Marketing | Tập trung vào các doanh nghiệp, phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân | Tập trung vào người tiêu dùng, không cần các mối quan hệ cá nhân |
Quy trình bán hàng | Cần sử dụng xây dựng các mối quan hệ và quảng bá bằng những hoạt động tiếp thị khác nhau.
Phức tạp, tốn nhiều thời gian |
Liên quan tới các giao dịch ngắn về thời gian. Vì vậy cần nắm bắt sự quan tâm của khách hàng nhanh chóng. |
2. Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2C và C2C
Yếu tố so sánh | Mô hình B2C | Mô hình C2C |
Đối tượng khách hàng | Doanh nhiệp với người tiêu dùng | Người tiêu dùng với người tiêu dùng |
Đàm phán giao dịch | Đơn giản, nhanh chóng | Đơn giản, nhanh chóng, có thể đàm phán trực tiếp tại chỗ |
Quy trình marketing | Tập trung vào người tiêu dùng, không cần các mối quan hệ cá nhân | Tập trung vào những người có nhu cầu, không cần các mối quan hệ cá nhân |
Quá trình bán hàng | Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm đa dạng | Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm bị hạn chế |
Sự kết hợp của các mô hình doanh nghiệp
Trên thực tế, ngày nay, nhiều doanh nghiệp không chỉ áp dụng riêng một mô hình mà còn kết hợp chúng với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự kết hợp của mô hình doanh nghiệp B2B, B2C được biết đến với cái tên B2B2C.
Một ví dụ tiêu biểu cho mô hình B2B2C: nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ bán sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Như vậy, các khái niệm và đặc trưng của mỗi loại mô hình doanh nghiệp C2C, B2C, B2B đã được tổng hợp qua bài viết này. Hy vọng sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho các bạn.