Aptomat chống giật cấu tạo nguyên lý và lưu ý lắp đặt sẽ được tổng hợp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tổng quát về Aptomat chống giật
1. Aptomat chống giật là gì?
Aptomat chống giật hay còn có tên gọi khác là CB chống giật, Aptomat chống rò, cầu dao chống dòng rò,… Chúng được chia thành 3 loại như sau:
- Aptomat chống giật RCCB dạng tép.
- Aptomat chống giật RCBO dạng tép có bảo vệ quá tải.
- Aptomat chống giật ELCB dạng khối có bảo vệ quá tải.
Aptomat chống giật được sử dùng với chức năng phát hiện sự chênh lệch của dòng điện đi và về, khi phát hiện ra dòng điện có sự chênh lệch sẽ tự động ngắt mạch điện để bảo vệ hệ thống điện. Ngoài ra chúng còn có chức năng ngắt điện khi dòng điện rò xuống đất hay khi có người bị điện giật. Chúng còn có khả năng bảo vệ quá tải như những Aptomat thường.
2. Chức năng của Aptomat chống giật
Để phân biệt được chức năng của chúng ta chia thành 2 loại là 1 pha và 3 pha.
- Aptomat chống giật 1 pha: so sánh dòng điện đi qua 2 dây mát và lửa. Khi phát hiện ra sự chênh lệch vượt qua ngưỡng nhất định thì sẽ tự động ngắt điện khỏi tải. Các ngưỡng rò thường thấy là 15mA, 20 mA, 100 mA, 200 mA, 300 mA, 500 mA.
- Aptomat chống giật 3 pha: So sánh dòng điện đi qua 3 dây pha và dây trung tính. Sẽ tự động ngắt nếu dòng điện có sự chênh lêch vượt ngưỡng dò như trên.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật
Tùy vào mỗi loại aptomat sẽ có số lượng pha và số lượng dây khác nhau. Tuy nhiên cấu tạo và nguyên lý đều sẽ tuân theo quy tắc nhất định. Hầu hết các loại aptomat chống giật đều có cấu tạo chung là gồm 3 dây: dây trung tính, dây pha và dây nối đất.
Để aptomat thực hiện được chức năng chống giật, người ta sẽ lắp 2 dây mát đi qua biến dòng. Dòng điện sẽ đi qua dây nóng và trở về qua dây mát, làm từ trường của chúng biến thiên. Khi 2 dòng điện bằng nhau thì từ trường sẽ tự triệt tiêu và biến thiên bằng 0.
Khi dòng điện xảy ra sự cố thì dòng điện của 2 dây sẽ khác nhau. Lực từ trường sẽ khác 0 và dòng điện cảm ứng xuất hiện. Lúc này nếu như dòng điện lớn hơn so với ngưỡng mà dây chịu được thì dây trên aptomat sẽ đứt và dòng điện sẽ được ngắt để không xảy ra sự cố.
Cách đấu Aptomat chống giật
Bước 1: Ngắt các nguồn điện và hệ thống điện trong nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lắp đặt.
Bước 2: Xác định vị trí cần lắp để bắt vít, có thể là bảng điện hoặc tủ điện. Khi bắt vít phải bắt thật chắc chắn để không bị lỏng lẻo khi sử dụng. Đầu line ở phía trên và đầu load ở phía dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào Aptomat, nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra gắn với các phụ tải vào các cọc load. Dây nóng đầu vào cọc L, dây mát đấu vào cọc N. Tuyệt đối không được gắn ngược vì nguy cơ dẫn đến sự cố.
Bước 4: Khi Aptomat bạn chọn không có khả năng chống quả tải thì bạn phải lắp đặt thêm MCB và MCCB để đảm nhận chức năng này. Còn nếu Aptomat chống giật bạn chọn có khả năng chống tải có thể bỏ qua bước này.
Bước 5: Sau khi lắp đặt xong hãy kiểm tra kỹ lưỡng một lượt các dây đấu, kiểm tra lại hệ thống điện để xem chúng có hoạt động hay không để điều chỉnh. Sau đó mới nên sử dụng.
Lưu ý khi lắp đặt Aptomat chống giật
Khi lắp đặt, điều đầu tiên phải lưu ý là lựa chọn Aptomat phù hợp. Hiện nay có rất nhiều loại trên thị trường, nên khi chọn lựa bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn những loại Aptomat chống giật tốt, thương hiệu có tiếng, xuất xứ rõ ràng và mua từ những đại lý, nhà phân phối uy tín. Một số thương hiệu ưa dùng như Schneider, sino, LS,…
- Chú ý cấu tạo của Aptomat và thông tin kỹ thuật để có thể phù hợp với hệ thống điện mà bạn cần lắp đặt.
Khi lắp đặt phải lắp đặt chắc chắn, không bị lỏng lẻo. Các đầu nối phải được đấu nối theo đúng với chỉ dẫn. Hạn chế lắp gần những hơi ẩm ướt, đối với những vị trí nhạy cảm nên lắp những loại Aptomat có độ nhạy cao.
Trước khi dùng nên test kiểm tra và test định kỳ để kiểm tra độ bền và độ hoạt động của chúng còn sử dụng tốt hay không.
Thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng theo khuyến cáo để các bộ phận có tuổi thọ cao hơn, tránh bị lão hóa hư hỏng.