Băng tải con lăn là gì? Hiện nay băng tải con lăn được sử dụng phổ biến trong các khu công nghiệp với các chức năng chính giúp vận chuyển, lưu trữ và sản xuất. Qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo, phân loại, ứng dụng để hiểu rõ hơn về băng tải con lăn là gì nhé.
1. Băng tải con lăn là gì?
Băng tải con lăn là một thiết bị vận chuyển được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp. Thích hợp cho các loại hàng hóa vừa và nhỏ.
Băng tải con lăn có xuất xứ từ năm 1908 bởi Hymie Goddard, đến năm 1932 thì Henry Ford đã phát triển và ứng dụng hệ thống vào dây chuyền lắp ráp ô tô.
Hệ thống băng tải con lăn thường được làm từ thép hoặc inox, cấu trúc gọn nhẹ để dễ dàng lắp đặt và di chuyển.
Băng tải con lăn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, kho bãi, xếp dỡ,… như: xử lý thực phẩm, bao bì, logistics, dịch vụ chuyển phát, hành lý xách tay, luyện thép,…
2. Cấu tạo băng tải con lăn
Để tạo thành một hệ thống băng tải con lăn hoàn thiện thì sẽ bao gồm 4 thành phần chính là con lăn, khung, giá đỡ, bộ phận dẫn động.
Con lăn
Đây là bộ phận quan trọng nhất mà không thể thiếu trong một hệ thống băng tải con lăn. Các con lăn sẽ có chức năng nâng đỡ và truyền động cho các vật thể hoặc dây băng tải.
Con lăn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, điển hình như thép, nhôm, inox, nhựa,… Tùy vào yêu cầu sử dụng của khách hàng và chất liệu tải.
Khung
Khung có chức năng giữ cho các con lăn ở vị trí cố định và chịu được tải trọng của hệ thống.
Khung được làm từ những vật liệu khác nhau, nhưng có một điểm chung là phải chắc chắn và có khả năng định hình, điển hình ở đây là nhôm và thép không rỉ.
Giá đỡ
Giá đỡ có nhiệm vụ kết nối giữa con lăn với khung đỡ và có chức năng điều chỉnh khoảng cách và góc độ của các con lăn. Giúp hệ thống phù hợp với mọi kích thước, hình dạng của vật thể hoặc dây băng tải.
Một vài chất liệu được sử dụng làm giá đỡ là thép, inox, nhựa,…
Bộ phận dẫn động
Bộ phận dẫn động cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống băng tải con lăn, điều khiển tốc độ và hướng của các con lăn.
Thông thường bộ phận dẫn động sẽ bao gồm: động cơ điện, puly, dây đai hoặc xích. Được gắn ở một hoặc hai đầu của băng tải con lăn.
3. Các loại băng tải con lăn phổ biến
Băng tải con lăn xếp
Băng tải con lăn xếp là loại băng tải có tính linh hoạt cao thích hợp sử dụng trong các khu vực sản xuất và nhà kho:
- Dễ dàng uốn cong theo nhiều hướng và góc khác nhau.
- Điều chỉnh được chiều dài và chiều cao theo nhu cầu sử dụng.
- Dễ dàng xếp gọn khi không sử dụng đến, tiết kiệm được không gian.
- Có thể kết hợp với nhiều loại băng tải khác nhau để tạo thành một hệ thống băng tải liên tục.
Thường được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm có bề mặt đáy phẳng như pallet, thùng carton,…
Băng tải con lăn xoắn
Băng tải con lăn xoắn vận chuyển hàng hóa theo theo một vòng cung xoắn ốc quanh một trục được đặt cố định tại một vị trí. Chúng hoạt động dựa theo nguyên lý của trọng lực.
Với nguyên lý hoạt động đặc biệt này, băng tải con lăn xoắn thường được ứng dụng để đưa hàng hóa từ trên cao xuống thấp, dù là sản phẩm có khối lượng nhỏ hay lớn.
Băng tải con lăn cong
Băng tải con lăn cong là loại băng tải mà có thể uốn cong được với nhiều góc độ khác nhau, thông thường sẽ là 45, 60, 90 hoặc 180 độ để thay đổi hướng di chuyển của sản phẩm.
Băng tải con lăn cong được sử dụng trong các lĩnh vực như ngành thực phẩm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp giấy, công nghiệp điện tử,…
Một vài ưu điểm của băng tải con lăn cong khiến chúng được ứng dụng nhiều hiện nay:
- Không cần sử dụng thêm các thiết bị chuyển hướng cho sản phẩm, vừa tiết kiệm được chi phí lẫn không gian.
- Tăng hiệu quả vận chuyển, giảm bớt đi thời gian chờ đợi khi phải dừng để chuyển hướng sản phẩm.
- Có thể kết hợp được với các hệ thống băng tải khác một cách linh hoạt.
Băng tải con lăn thẳng
Băng tải con lăn thẳng là loại băng tải di chuyển hàng hóa trên một mặt phẳng, không nghiệp, không gấp khúc hay uốn lượn.
Băng tải con lăn dạng thẳng được ứng dụng trong các ngành nghề công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, điện tử,…
Bên cạnh những ưu điểm như thiết kế đơn giản, chi phí sản xuất thấp, dễ dàng tháo lắp và di chuyển thì băng tải con lăn thẳng cũng có một vài hạn chế như không linh hoạt di chuyển hướng, chiếm diện tích sử dụng.
4. Các kiểu truyền động cho băng tải con lăn
Dưới đây là 3 kiểu truyền động cho băng tải con lăn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Truyền động bằng xích con lăn: các con lăn được kết nối với nhau bằng xích và truyền động bởi một động cơ giảm tốc. Với khả năng chịu tải trọng lớn thì đây là kiểu truyền động phổ biến nhất.
- Truyền động bằng dây đai răng: các con lăn được gắn với một dây đai răng và truyền động bởi một con lăn động cơ hoặc một động cơ giảm tốc. Ưu điểm của loại truyền động này là có tốc độ nhanh và ít tiếng ồn.
- Truyền động bằng con lăn động cơ 24V DC: mỗi con lăn có một con lăn động cơ 24V DC được lắp trên khung băng tải ở cùng mức với con lăn bị động. Ưu điểm chúng là khả năng điều khiển từng con lăn riêng biệt.
5. Ứng dụng băng tải con lăn trong công nghiệp
Băng tải con lăn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, các sản phẩm thường có điểm chung là mặt phẳng đáy cứng. Ví dụ như các thùng carton, thùng nhựa, pallet,…
Một số ngành nghề ứng dụng băng tải con lăn như:
- Sản xuất lắp ráp linh kiện.
- Sản xuất các sản phẩm y tế, dược phẩm, hóa dược.
- Vận chuyển và đóng gói hàng hóa trong các kho bãi.
- Sản xuất và lắp ráp xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- Sản xuất thực phẩm.
>>> Xem thêm: Băng chuyền là gì? Các loại băng chuyền trong sản xuất