Bảo trì thiết bị là gì? Khi nào thì cần bảo trì thiết bị, máy móc? Việc làm này có thật sự cần thiết hay không? – Câu trả lời là có nhé. Còn chúng cần thiết như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Bảo trì thiết bị là gì?
Hoạt động bảo trì máy móc được xem như cách gọi chung bao gồm bảo trì và bảo dưỡng. Cả hai đều có chung khái niệm là chăm sóc liên quan đến kỹ thuật.
Bảo trì sẽ thực hiện trong giai đoạn máy móc, thiết bị đã hỏng hóc. Nhân viên sẽ có các hoạt động để khôi phục máy về một tình trạng nào đó. Đối với tình trạng hỏng quá nặng sẽ phải thay thế chi tiết bên trong.
Bảo dưỡng là nhiệm vụ chăm sóc định kỳ và thường xuyên để thiết bị không xảy ra tình trạng hỏng hóc. Hoạt động này giúp máy móc luôn duy trì sự ổn định vận hành ở trạng thái tốt nhất.
Mặc dù có sự khác nhau về hoạt động, nhưng chúng đều là phương pháp bảo vệ máy móc cơ bản được áp dụng tại các nhà máy.
2. Các phương pháp bảo trì thiết bị máy móc
Trong các ngành công nghiệp hiện nay đều có sự tham gia của máy móc, thiết bị. Muốn máy móc vận hành êm ái và hiệu quả thì chúng phải thường xuyên được chăm sóc.
Dưới đây là những phương pháp bảo trì mà bạn có thể xem xét
-
Bảo trì thiết bị trong thời gian nhất định
Đây là phương pháp được nhiều nhà máy, xí nghiệp áp dụng nhất. Bạn có thể chia theo tuần, theo tháng, theo quý,…
Đầu tiên cần kiểm tra máy móc, so sánh thông số ban đầu của nhà sản xuất với tình trạng hiện tại của máy.
Sau đó sẽ có những thay thế định kỳ với linh kiện cụ thể theo lịch trình từ trước. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thêm các phần mềm quản lý để tiện theo dõi, giám sát việc bảo trì. Đưa ra lịch nhắc cho từng thiết bị.
-
Sửa chữa, bảo trì khi máy móc có hư hỏng
Thường những nhà máy với quy mô nhỏ sẽ áp dụng phương pháp này khi máy móc xảy ra hư hỏng. Công việc bảo trì định kỳ của họ chỉ dừng ở thay dầu, tra mỡ,…
Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng vì nó gây hại cho máy móc và tốn kém cho các doanh nghiệp.
-
Dựa theo tình trạng máy để bảo dưỡng, bảo trì
Muốn biết được tình trạng máy thì cần phải thường xuyên kiểm tra, đây là hoạt động định kỳ của các công ty chuyên nghiệp áp dụng.
Việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc định kỳ mới chẩn đoán được chính xác vấn đề đang gặp phải. Xác định được thay thế linh kiện hay xử lý vấn đề nào thì mới có kế hoạch cụ thể dừng hay tiếp tục để máy hoạt động.
Đối với 3 phương pháp đã liệt kê trên thì phương pháp này được đánh giá hiệu quả nhất, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Đặc biệt đối với các máy móc cần hoạt động liên tục trong nhiều giờ.
3. Mục đích của bảo trì thiết bị
Việc bảo trì thiết bị, máy móc phải đảm bảo được các mục đích như sau:
- Xác định được khả năng bảo trì khoảng tối đa của từng lại thiết bị.
- Thu thập dữ liệu máy móc từ khi bắt đầu đưa vào vận hành đến lúc hư hỏng.
- Biết được thời gian cần thay thế linh kiện quan trọng trong máy.
- Nắm chắc được thời gian bảo hành cũng như chi phí mỗi lần bảo hành.
- Tìm hiểu về các loại phụ tùng phù hợp nhất.
- Phân tích được các dạng tác động xấu ảnh hưởng máy móc. Từ đó bộ phận kỹ thuật sẽ nghiên cứu và đưa ra được giải pháp phù hợp.
- Phân tích các hư hỏng sẽ xảy ra để đưa đến phương án hạn chế ở mức thấp nhất.
- Nghiên cứu những hư hỏng máy móc không mong muốn sẽ xảy ra.
- Dự đoán sự phân bố thời gian từ khi sử dụng đến lúc hư hỏng của từng loại máy móc.
- Khám phá để xác định được phương án giảm hư hỏng số linh kiện còn lại trong thiết bị.
- Nghiên cứu những phương án sửa chữa khác khi phương án đang sử dụng có không hiệu quả.
4. Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp
-
Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc
Máy móc có vòng đời trải qua 5 giai đoạn: vận hành – hỏng hóc – sửa chữa – vận hành – loại bỏ, thay thế.
Thế nhưng khi bạn thực hiện tốt công tác bảo trì thiết bị thì hiệu suất làm việc của máy móc sẽ được nâng cao. Việc này giúp giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa.
-
Kéo dài tuổi thọ máy móc
Bảo trì thiết bị thường xuyên giúp nâng cao tuổi thọ làm việc của máy, tăng thêm thời gian hoạt động trước khi bước qua giai đoạn loại bỏ/thay thế.
Các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành được phát hiện sớm và khắc phục. Từ đó, ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động.
-
Đảm bảo an toàn
Bảo trì thiết bị giúp sớm phát hiện và giải quyết vấn đề của máy móc trước khi gánh hậu quả đáng tiếc. Máy móc được vận hành theo đúng quy chuẩn, an toàn và chất lượng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra.
5. Khi nào thì cần bảo trì thiết bị?
Nhiều doanh nghiệp cũng đang thắc mắc về mốc thời gian cần thiết để bảo trì các thiết bị. Máy móc, thiết bị sau một thời gian vận hành cần phải được kiểm tra, tra dầu, bơm mỡ hoặc thay thế linh kiện để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả.
Tùy vào môi trường làm việc như khí hậu, thời tiết, môi trường,… hay thiết kế của thiết bị cũng như cách vận hành của nhà máy khác nhau. Từ đó sẽ có những thời điểm bảo trì khác nhau. Có khi là sau 12 tháng khi sử dụng, cũng có khi chỉ sau 5.000 giờ khi sử dụng.
Hoặc đối với các hệ thống máy móc hay robot khi mới lắp đặt thì thường có thời gian bảo dưỡng, bảo trì khá ngắn. Chẳng hạn được chia theo quý 3 tháng 1 lần. Khi nào hệ thống làm việc trơn tru hơn thì thời gian bảo dưỡng định kỳ sẽ được kéo giãn ra.
>>> Xem thêm: Quản lý bảo trì là gì? tại sao cần quản lý