Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp vô cùng đơn giản dễ thực hiện, bạn chỉ cần nắm rõ được quy trình của từng bước là đã có thể thực hiện. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp qua bài viết này nhé.

1. Lịch trình sản xuất là gì?

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Lịch trình sản xuất là bản kế hoạch chi tiết về các công tác triển khai sản xuất hàng hóa tùy thuộc vào khoảng thời gian, dựa trên các yếu tố đơn đặt hàng, dự báo thị trường, mức tồn kho và khả năng của các doanh nghiệp. Lịch trình sản xuất sẽ xác định khối lượng sản phẩm phải hoàn thành trong thời gian ngắn hạn.

Lịch trình sản xuất mỗi doanh nghiệp, mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau. Thường các lịch trình sẽ được các quản lý sản xuất, lãnh đạo, trưởng ca,… tạo nên. Với mục đích:

  • Thiết lập khung thời gian thực hiện công việc của nhà máy.
  • Tối thiểu hóa khung thời gian thực hiện một đơn hàng sản xuất.
  • Tối thiểu hóa khối lượng sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
  • Nâng cao hệ số sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

2. Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp
Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Bước 1: lập các danh sách công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng, năm

Khi đưa ra các danh sách công việc, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn ở các bộ phận và giai đoạn. Nắm bắt được số lượng cũng như tình tự thời gian thực hiện công việc. Các công việc được lên kế hoạch và ghi chép cụ thể để người thực hiện chủ động hơn trong công việc.

Bước 2: đưa các mục tiêu tương ứng

Các mục tiêu phù hợp được đưa ra dựa trên các danh sách việc làm, đây cũng là mong muốn về thời gian, số lượng mà các doanh nghiệp muốn đạt được. Tuy nhiên các mục tiêu phải theo sát với mong muốn và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu đặt ra quá cao thì khi không đạt được sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi công việc khác.

Bước 3: Ưu tiên các công việc theo thứ tự

Cân nhắc đưa ra các việc làm cần thiết và cấp bách trước theo một thứ tự nhất định. Các việc làm dựa vào tính quan trọng, thời gian thực hiện và đối tượng thực hiện. Việc này giúp loại bỏ bớt được thời gian lãng phí ở những công việc không cần thiết mà vẫn đạt được hiệu quả.

Bước 4: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

Với những đơn hàng gấp, đơn hàng ưu tiên cần sắp xếp kế hoạch cho phù hợp.

Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện theo lịch trình

Ở mỗi tiến độ bạn hãy ghi lại kết quả để biết được mình đã làm đến đâu và đạt được bao nhiêu phần trăm những mục tiêu đưa ra. Khi nắm được những việc đấy, bạn sẽ phân bổ thời gian và nguồn lực hợp lý hơn.

3. Ví dụ về cách lập lịch trình sản xuất

Bài toán đặt ra:

  • Một doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm A với dự trữ đầu kỳ có 64 sản phẩm.
  • Khối lượng dự báo ở tháng 1 là 120 sản phẩm, tháng 2 160 sản phẩm.
  • Số lượng đặt hàng các tuần lần lượt là: tuần 1 – 33 sản phẩm, tuần 2 – 20 sản phẩm, tuần 3 – 10 sản phẩm, tuần 4 – 4 sản phẩm, tuần 5 – 2 sản phẩm.
  • Mỗi loạt sản phẩm cho ra 70 sản phẩm.

Hãy lập lịch trình sản xuất trong 2 tháng.

Để lập được lịch trình sản xuất, đầu tiên ta phải xác định lượng dữ trữ kế hoạch và lượng dữ trữ sẵn sàng cho từng tuần.

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Từ đó ta có được bảng lịch trình sản xuất cho 2 tháng như sau:

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60