Chu trình PDCA là gì? tại sao cần PDCA trong sản xuất

Chu trình PDCA là gì? tại sao cần PDCA trong sản xuất, chúng đã mang lại những lợi ích gì để được các doanh nghiệp, các tổ chức tín nhiệm như vậy? Để giải đáp được thắc mắc trên hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

1. Chu trình PDCA là gì?

Chu trình PDCA là một chu trình cải tiến được thiết kế dựa trên các đề xuất thay đổi, thực hiện thay đổi, đo lường kết quả, tích hợp thay đổi trên toàn hệ thống. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất tinh gọn mà ngày nay được các doanh nghiệp ưa dùng để thực hiện giám sát và quản lý sản xuất.

PDCA là một chu trình hình trong không có điểm kết thúc, nó sẽ lặp đi lặp lại đến khi kết quả đạt được sự tối ưu nhất. Nói một cách ngắn gọn, thì bạn có thể hiểu chu trình PDCA là:

Chu trình PDCA

  • Plan (P): lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.
  • Do (D): thực hiện kế hoạch đưa ra.
  • Check ( C ): kiểm tra lại kết quả khi thực hiện kế hoạch.
  • Act (A): dựa vào các kết quả thu được đưa ra các đánh giá để tìm được những giải pháp tùy chỉnh lại chu trình cho thích hợp.

Ví dụ về chu trình PDCA: Đối với một sự kiện mini game, các bước để bạn thực hiện một chu trình PDCA bao gồm:

  • Plan: lên kế hoạch triển khai chương trình bao gồm nội dung, hình ảnh, hình thức tham gia, thời gian, đối tượng,…
  • Do: Từng bước triển khai kế hoạch theo những nội dung được lên kế hoạch.
  • Check: Sau quá trình kế hoạch được triển khai, kiểm tra lại kết quả của các giai đoạn để xem kế hoạch có kết quả như yêu cầu đặt ra không? Cần sửa đổi gì không?
  • Act: Sau khi đưa ra được các mục tiêu cần sửa đổi thì bắt đầu lại với các bước đầu tiên để điều chỉnh chúng lại cho hợp lý.

2. Lợi ích của chu trình PDCA đối với các doanh nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp đã và đang áp dụng chu trình PDCA rất phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Vậy chu trình PDCA đã mang lại những gì?

  • Chu trình PDCA luôn đưa ra được các giải pháp khắc phục giúp cho quy trình luôn luôn được cải tiến để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó cách thức quản lý cũng sẽ đổi mới theo.
  • Quy trình quản lý được cải tiến, hiệu suất và chất lượng cũng được quản lý kỹ lưỡng hơn. Đem lại hiệu suất công việc và chất lượng sản phẩm cao.
  • Dễ dàng theo dõi và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và toàn diện.
  • Nâng cao được hiệu suất lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
  • Nâng cao được năng lực và khả năng cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường.

Chu trình PDCA là gì? tại sao cần PDCA trong sản xuất

3. Chu trình PDCA trong sản xuất

Trong sản xuất cũng vậy, chu trình PDCA cũng được thực hiện theo các bước như sau Plan – Do – Check – Act

Chu trình PDCA là gì? tại sao cần PDCA trong sản xuất

  • Plan – Lên kế hoạch

Nhận dạng vấn đề: xác định được các vấn đề gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của nhà máy, nhìn nhận mức độ tác động của các vấn đề đó tới dòng sản xuất, ảnh hưởng đến bộ phận và những hoạt động cụ thể nào trong doanh nghiệp.

Phân tích vấn đề: tìm các thông tin và dữ liệu liên quan để hiểu và phân tích được các vấn đề gốc rễ. Tìm ra đối tượng cần cải tiến trực tiếp ở đây là các bộ phận quản lý hoặc các công nhân giam gia sản xuất. Khi làm rõ vấn đề, xem xét đến việc thi công có khả thi và thiết thực hay không.

Phát triển thử nghiệm: lựa chọn một phương án được xem là khả thi nhất để đưa vào thử nghiệm và các bộ phận sẽ tham gia, chịu trách nhiệm cho chu trình này. Đưa ra các kết quả mong đợi để thuận tiện đánh giá.

  • Do – Thực hiện

 Đây là giai đoạn thực hiện các giải pháp được đề xuất trước đó. Trước tiên sẽ chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ để dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết mà hạn chế được những tốn kém trong quá trình. Phải thường xuyên đo lường và thu thập dữ liệu và hiệu suất qua từng công đoạn. Những yếu tố này được đánh giá thông qua các yếu tố như năng suất của công nhận, tốc độ trên dây chuyền, hiệu suất của các thiết bị, chất lượng của sản phẩm, số lượng của sản phẩm trên thời gian thực,…

  • Check – Kiểm tra

Xem lại những mục tiêu ban đầu được đưa ra và so sánh với kết quả ghi nhận được từ bước thứ hai qua các dữ liệu, báo cáo, phân tích kết quả. Lúc này, hãy xem xét xem:

  • Các thay đổi có mang lại kết quả được như mong muốn không?
  • Điều gì đã không đạt được?
  • Những kinh nghiệm rút ra sau quá trình thử nghiệm?
  • Các nguồn lực, dữ liệu có đủ cho quá trình thử nghiệm không?
  • Có cần thay đổi bằng những thử nghiệm khác không?
  • Những đề xuất được đưa ra để thay đổi là gì?

 

  • Act – Hành động

Ở giai đoạn này các chu trình sau khi được thử nghiệm sẽ được thực hiện trên diện rộng. Nếu như kết quả không đạt, các doanh nghiệp phải lên lại kế hoạch với một chu kỳ khác. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì doanh nghiệp chỉ cần chuẩn hóa lại quy trình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60