Công nghệ 4.0 là gì? Những ưu điểm và hạn chế mà công nghệ 4.0 đã và đang mang lại cho nền công nghiệp nước ta như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài dưới này nhé.
Sơ lược về công nghệ 4.0
1. Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 ( Industrie 4.0 ) được ra đời sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, được xuất hiện lần đầu trên các mặt báo với khái niệm “ kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh tạo ra sự hội tụ và tích hợp giữa công nghệ và kinh doanh”.
Công nghệ 4.0 được phát triển dựa trên cơ sở của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Công nghệ 4.0 tập trung chủ yếu vào kết nối, tự động hóa, máy học và dữ liệu trong thời gian thực. Đưa các linh vực như sản xuất thông minh, kết hợp giữa sản xuất và vận hành thực tế vơi công nghệ kỹ thuật số lên một tầm mới.
Công nghệ 4.0 cũng đang dần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà từ nền kinh tế tri thức sang nền kinh tế thông minh, nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng thông minh. Các khâu trong sản xuất hầu như trong còn ranh giới quá nhiều, sự giao thoa và trao đổi công nghệ giúp sản xuất đạt trình độ cao, tối ưu hóa cao, kinh tế ngày càng đi lên.
2. Lợi ích công nghệ 4.0
Qua phần 1 chúng ta đã biết được Công nghệ 4.0 là gì? Vậy lợi ích của công nghệ này như thế nào?
Lợi ích của công nghệ 4.0 đang được thể hiện rõ ràng nhất tại các doanh nghiệp nói chung và sản xuất nói riêng. Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào trong doanh nghiệp đã cải thiện được sự cạnh tranh và cải thiện về năng suất và tăng trưởng kinh tế là rất lớn.
Công nghệ 4.0 giúp bạn quản lý doanh nghiệp tốt hơn, nắm được tình hình khách hàng và thị trường mới nhất. Giúp bạn quản lý được các hoạt động từ sản xuất, mua hàng, bán hàng, kho hàng, xuất hàng, tiếp thị,… Tuy nhiên để tóm gọn lại những gì công nghệ 4.0 đã đạt được như sau:
- Tăng năng suất và doanh thu: các công nghệ tiên tiến khiến quá trình sản xuất trơn tru, không bị gián đoạn và mắc phải những lỗi sai phạm. Điều này khiến công việc năng suất và hiệu quả hơn, đem lại sự tăng trưởng về doanh thu lẫn GDP.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, hệ thống sản xuất thông minh đều được kết nối cùng một mạng lưới. Cho phép nhà máy phản ứng nhanh chóng, đúng đắn đối với mỗi thay đổi của khách hàng hoặc các sự cố xảy ra. Đằng sau một sản xuất thịnh hành thì tiếp thị và hậu cần, dịch vụ khách hàng cũng rất quan trọng trong chuỗi sản xuất. Khi tất cả các việc trên được tính hợp lại sẽ mang lại một mô hình kinh doanh mới làm gia tăng giá trị.
- Phát triển công nghệ tăng tốc: Công nghệ 4.0 mang lại một nền tảng cho cơ sở đổi mới với các công nghệ tiên tiến. Hệ thống sản xuất và dịch vụ cũng phát triển, đời sống con người cung được nâng cấp. Các công nghệ thông minh ra đời để phục vụ cho đời sống: điện thoại di động, sản phẩm thông minh, công nghệ GPS, RFID, NFC,…
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Công nghệ 4.0 theo dõi các phản hồi của khách hàng, lưu giữ những thông tin, sở thích cần thiết để tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, khiến khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn.
3. Hạn chế của công nghệ 4.0 là gì?
Ở mặt hạn chế thì phải nói đến các vấn đề về xã hội và những tác động của chúng: Khi cuộc cách mạng lần thứ 4 mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới làm cho quá trình đô thị hóa và công nghệ hóa đột ngột chuyển biến. Trong tương lai vẫn chưa từng thấy quá trình này dừng lại nên khó có thể nắm bắt được những gì diễn ra.
- An ninh mạng và quyền riêng tư: Mọi dữ liệu đang dần được số hóa, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa, đánh cắp những dữ liệu bảo mật mang tính chiến lược, hoặc những vấn đề về quyền riêng tư.
- Kỹ năng và giáo dục của người lao động: Con người phải liên tục thay đổi cập nhật, liên tục học hỏi để có thể hòa nhập và bắt kịp theo xu hướng của thời đại. Máy móc đang dần thay thế được những công đoạn tay chân trong sản xuất, điều này đi kèm cùng với trình độ văn hóa. Chính vì vậy khả năng thất nghiệp cũng tăng.
- Khi quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghê và máy móc khiến các doanh nghiệp phải thay đổi mới có thể cạnh tranh với thị trường, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về mặt tài chính.
Công nghệ 4.0 và sự thay đổi trong các ngành nghề
1. Ngành giao thông vận tải
Công nghệ 4.0 đã tạo ra nhiều bước đột phá cho ngành này. Các mô hình ứng dụng đặt xe thông minh như Grab bike, Grab car, Gojek ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sử dụng. Bạn cũng có thể dễ dàng đặt các loại vé máy bay, tàu hỏa, xe đò qua các app hoặc các trang web chỉ cần thông qua 1 chiếc smartphone.
2. Lĩnh vực y tế
Ngày nay đã có những loại cánh tay robot phục vụ cho việc phẫu thuật ở những vị trí khó với camera thông minh, góc phẫu thuật động 540 độ, giúp các bác sỹ tiến hành ca mổ với độ chính xác và an toàn hơn. Ngoài ra còn có những sản phẩm ra đời để tiện theo dõi sức khỏe bệnh nhân như các thiết bị đeo tay, len mắt,…
3. Lĩnh vực sản xuất
Các thiết bị IoT giúp kiểm soát hoàn toàn các giai đoạn sản xuất một cách toàn diện. Bao gồm các thiết bị cảm biến và các thiết bị kết nối thực hiện các công việc như: Thu thập và lưu trữ dữ liệu, kết nối với nhau, truyền và nhận dữ liệu,… giúp kiểm soát và cấu hình các thiết bị từ xa, đưa ra thông tin và giải quyết sự cố nhanh chóng và chính xác.
4. Ngành nông nghiệp
Các trang trại truyền thống đang từng bước chuyển mình qua mô hình trang trại thông minh. Như các máy kéo tự lái có thể thu hoạch theo cách xác định bằng hình ảnh kỹ thuật số. Hoặc ở một số trang trại còn sử dụng máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh để canh tác chính xác.
Solution IAS đã tổng kết lại các thông tin để giải đáp “Công nghệ 4.0 là gì?” và các thông tin liên quan. Cám ơn các bạn đã đọc hết bài viết, hãy ghé Solution IAS để cập nhật thêm các kiến thức và bổ sung về công nghệ tự động nhé.