DBMS là gì? DBMS có quan trọng với doanh nghiệp hay không? Những lợi ích mà DBMS đã mang lại ch doanh nghiệp có vai trò như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.
1. DBMS là gì?
DMBS là gì? DBMS được viết tắt của từ Database Management System hay còn được gọi là hệ quản lý cơ sở dữ liệu. Đây là một phần mềm tương tác với người dùng cuối, ứng dụng, cơ sở dữ liệu để thu thập và phân tích dữ liệu. Chúng xác định, tiến hành các thao xác truy xuất và quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Chúng có khả năng tự tháo tác với dữ liệu, định dạng dữ liệu, tên trường, cấu trúc bản ghi và cấu trúc tệp.
Phần mềm DBMS bao gồm nhiều tiện ích cốt lõi cung cấp cho quản trị cơ sở dữ liệu. Các nhà khoa học máy tính có thể phân loại các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu mà họ hỗ trợ. Các cơ sở dữ liệu quan hệ trở nên thịnh hành từ những năm 1980, đến nay một vài DBMS vẫn đang phổ biến như: MySQL, SQL Server, Oracle, dBASE, FoxPro,…
Với DBMS người dùng có thể thao tác sửa/xóa/thêm dữ liệu mà không cần các chương trình khung. Chúng được đi kèm với các ngôn ngữ lập trình truy vấn để hỗ trợ cho các lập trình viên tương tác với các dữ liệu mà họ cần.
2. Chức năng của DBMS
DBMS có bao nhiêu chức năng? Vai trò của các chức năng DBMS là gì?
Quản lý Data Dictionary: là nơi lưu trữ những định nghĩa của các dữ liệu và mối quan hệ. Chức năng này giúp DBMS tìm kiếm cấu trúc, các mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu.
Quản lý Data Storage: là nơi lưu trữ dữ liệu và các biểu mẫu dữ liệu khác có liên quan. Các dữ liệu có thể là định dạng báo cáo, quy tắc về data validation, procedural code, cấu trúc xử lý các định dạng video và hình ảnh.
Chuyển đổi và trình bày dữ liệu: chuyển đổi được bất kỳ dữ liệu nào mà người dùng nhập vào các cấu trúc dữ liệu bắt buộc. Sử dụng chức năng trình bày và chuyển đổi dữ liệu, DBMS xác định sự khác biệt giữa các định dạng dữ liệu Logic và Physical.
Quản lý bảo mật: là chức năng quan trọng nhất của một hệ thống cơ sở dữ liệu. Chúng tạo ra những quy tắc bắt buộc người dùng phải xác định mới có thể kết nối với cơ sở dữ liệu.
Kiểm soát truy cập: chức năng này yêu cầu tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. Công cụ này cho phép người dùng truy cập cơ sở dữ liệu trong một thời điểm không làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu.
Quản lý toàn vẹn của dữ liệu: một DBMS chấp nhận yêu cầu từ người sử dụng thông qua các môi trường khác nhau.
Transaction Management: hỗ trợ cung cấp phương thức đảm bảo các cập nhật trong một Transaction được thực hiện hoặc không và phải tuân thủ thuộc tính ACID.
3. Ưu nhược điểm của DBMS là gì?
Ưu điểm:
- Cung cấp các phương thức lưu trữ và truy xuất các dữ liệu đa dạng với nhiều định dạng khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn.
- Dễ dàng được duy trì
- Hỗ trợ các ứng dụng có thể sử dụng trong cùng một hệ cơ sở dữ liệu với thời gian phát triển và duy trì được tối ưu nhất.
- Bảo mật và toàn vẹn dữ liệu trong các hoạt động cập nhật và sao lưu dữ liệu. Có chức năng sao lưu tự động và phục hồi khi cần.
- DBMS tương thích với các ngôn ngữ lập trình ứng dụng như Java, Python,… hỗ trợ cho người dùng kết nối với cơ sở dữ liệu và bất kỳ ứng dụng hay 1 trang web nào.
- Cho phép người dùng truy cập và chia sẻ dữ liệu.
Nhược điểm:
- Các hệ thống có tính chất khá phức tạp.
- Các phần mềm DBMS bị hạn chế về quyền cấp phép, các doanh nghiệp muốn sử dụng phải mua phần mềm của hệ thống đó.
- Những công ty hàng đầu lưu trữ dữ liệu của họ trong một cơ sở dữ liệu duy nhất. Vì vậy, lỡ như cơ sở dữ liệu bị mất mát vì bất kỳ lý do gì, toàn bộ dữ liệu cũng sẽ biến mất không thể phục hồi.
- Những rủi ro về sự không tương thích sẽ gặp phải nếu bạn mua nhầm phần mềm. Bởi vì DBMS có nhiều loại và sản phẩm khác nhau, có thể phù hợp hoặc có thể không đối với doanh nghiệp.
- DBMS có kích thước lớn và cần thời gian để thiết lập chúng.
4. Các phần mềm DBMS phổ biến
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Oracle là phiên bản thiết kế cho cloud với khả năng lưu trữ một máy chủ hoặc nhiều máy chủ cùng lúc, chứa được hàng tỷ bản record. Một số tính năng nổi bật như framework, cấu trúc logic, cấu trúc physical,… Chúng có nhiều tính năng cải tiến mới và các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu mạnh mẽ.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Đây là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng cho các ứng dụng web với nhiều tính năng được cập nhật và nâng cấp thường xuyên. Chúng có hai phiên bản là trả phí và không trả phí. Chúng cho phép người dụng chọn nhiều công cụ lưu trữ, dễ dàng thay đổi chức năng của công cụ và cách xử lý dữ liệu.
MySQL có giao diện thân thiện, hệ thống ổn định hỗ trợ nhiều chức năng. Không làm hao hụt tài nguyên với khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn. Phù hợp với các doanh nghiệp muốn sở hữu hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh mẽ và tiết kiệm chi phí.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server do Microsofl phát triển dựa trên các máy chủ đám mây và máy chủ cục bộ, có thể hoạt động cùng lúc trên cả 2 loại máy chủ. Phiên bản mới nhất của chúng cho phép Dynamic Data Masking đảm bảo cho phép những user được ủy quyền thấy dữ liệu mật, còn user khác thì không.
SQL Server vận hành nhanh có tính ổn định cao, có thể điều chỉnh và theo dỡi hiệu suất giúp giảm tiêu tốn tài nguyên. Cho phép truy cập trên các thiết bị di động với hình ảnh trực quan.
>>> Tham khảo: Tìm hiểu về SQL Server là gì?
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2
DB2 được phát triển bởi IBM có khả năng đọc được các dữ liệu định dạng XML, JSON. Chúng được thiết kế dùng trên máy chủ iSeries của IBM nhưng máy trạm lại hoạt động trên hệ điều hành Windows, Linux, Unix. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2 với nhiều tính năng cải tiến: cải tiến thiết kế, cải tiến tốc độ của công cụ cơ sở dữ liệu, cải tiến mức tối đa của bộ nhớ, ; chức năng khôi phục; cải thiện khả năng tương thích và khả năng phân tích.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL
Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng cho web và hoàn toàn miễn phí, cung cấp cho người dùng tính năng quản lý dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc. Có thể chạy trên nhiều nền tảng, các các nền tảng Linux.
Ngoài ra, PostgreSQL cũng lưu trữ được trong các môi trường ảo, đám mây, physical. Hiện nay, phiên bản mới nhất là PostgreSQL 9.5 có khả năng cung cấp dữ liệu khối lượng lớn, đồng thời tăng số lượng người sử dụng cùng lúc. Tiếp đến, độ bảo mật cũng được cải thiện trong phiên bản này thông qua cấu hình password profile và DBMS_SESSION.
5. DBMS đối với các doanh nghiệp
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu cơ bản về DBMS là gì? Dưới đây là các lợi ích mà DBMS đã mang lại cho các doanh nghiệp không chỉ riêng về mặt kỹ thuật. Một số lợi ích cụ thể như:
- Các tính năng tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp, hay tìm một sản phẩm theo tiêu chí riêng mình về giá cả lẫn thương hiệu.
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này giúp doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu hiệu quả, từ đó có thể dễ dàng theo dõi hàng tồn kho, mua hàng hoặc sắp xếp thông tin khách hàng.
- Sắp xếp dữ liệu tài chính một cách dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các phân tích, tạo ra các biểu đồ tăng trưởng thể hiện hiệu suất của các cửa hàng khác nhau.
Bài viết trên Solution IAS đã tổng hợp lại các khái niệm cơ bản về DBMS là gì? Hy vọng sẽ mang lại bổ ích cho các bạn đọc.