Dev nghĩa là gì? Dev là ai? Để trở thành Dev cần những kỹ năng và yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
1. Dev nghĩa là gì? Dev là ai?
Dev được viết tắt từ Developer là một trong những tên gọi để chỉ những lập trình viên, kỹ sư phần mềm có khả năng sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế và bảo trì chúng. Công việc của họ là viết code, tạo ra các chương trình, phần mềm, ứng dụng dùng cho máy tính và điện thoại.
Những năm đổ lại đây, nhu cầu tuyển dụng Developer ở các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, họ được xem như là chìa khóa giúp các doanh nghiệp phát triển cho các ứng dụng phần mềm.
2. Công việc của Dev bao gồm những gì?
Một Dev sẽ có kỹ năng thông thạo máy tính và sử dụng được một hoặc nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng nên cấu trúc dữ liệu cho phần mềm. Nếu được ví von với xây nhà, thì Dev đóng vai trò như một người dựng nền móng.
Đối với một Dev sau khi tạo ra được ứng dụng, phần mềm thì phải duy trì và nâng cấp tính năng cho phần đó. Kịp thời phát hiện và sữa chữa ngay những sự cố để đảm bảo phần mềm và ứng dụng luôn được hoạt động.
Vậy công việc của một Dev sẽ bao gồm những gì?
Một Dev có thể bao gồm lập trình web, lập trình game, lập trình hệ thống, lập trình mobile developer, lập trình devops,…
- Xây dựng, thiết kế một ứng dụng mới.
- Nâng cấp, sửa chữa, cải thiện những ứng dụng có sẵn.
- Xây dựng những chức năng xử lý cho máy tính.
- Liên tục nghiên cứu và phát triển cho nền công nghệ mới.
Lập trình viên là những người tạo ra chương trình cũng vì chính họ cũng là những người gỡ rối bằng cách kiểm thử lỗi và sửa lỗi, sử dụng thư viện mã số để đơn giản hóa các tài liệu.
>>> Tham khảo: Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm
3. Những kỹ năng mà một Developer cần có
Một trình lập viên có thể biết và sử dụng được nhiều ngôn ngữ lập trình luôn là lợi thế. Một số ngôn ngữ được phổ biến chẳng hạn như C++, Java, PHP, NodeJS, Oracle, SQL,…
Có tính làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm, kết nối những công việc riêng lẻ để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Có tính làm việc tỉ mỉ, cẩn thận: đây là công việc đòi hỏi tính chất này rất cao vì khi lập trình chỉ một lỗi nhỏ như dấu chấm dấu phẩy cũng khiến dự án xảy ra lỗi.
Nâng lực thiết kế sáng tạo và tư duy logic: để sáng tạo ra một sản phẩm đẹp mắt thì khả năng thiết kế và sắp xếp phải có.
Khả năng tự học hỏi, nâng cao kiến thức: công nghệ luôn thay đổi, chính vì thế những người làm công nghệ phải luôn nắm bắt và theo xu hướng.
4. Cấp bậc của Developer
Để trở thành một Developer xuất sắc, tất cả phải trải qua quá trình học tập và làm việc lâu dài. Khả năng là một phần, kinh nghiệm tích lũy cũng là phần quan trọng không kém. Để có mục tiêu phấn đấu, người ta chia Dev ra làm 5 cấp độ như sau:
- Cấp độ thứ nhất Junior Developer: có kinh nghiệm từ 3 năm đổ lại. Có thể viết được những ứng dụng cơ bản, hiểu biết tổng thể về các cơ sở dữ liệu và vòng đời ứng dụng.
- Cấp độ hai Senior Developer: có kinh nghiệp từ 4 đến 10 năm trong nghề, có kiến thức chuyên sau và thiết kể được những ứng dụng phức tạp hơn.
- Cấp độ ba Leader Developer: có kinh nghiệm từ 7 đến 10 năm, đầy đủ kỹ năng của Senior Developer, có tư chất làm việc độc lập và lãnh đão được một nhóm thành viên.
- Cấp độ bốn Mid – Level Manager: là người quản lý những lập trình viên và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao.
- Cấp độ năm Senior Leader: quản lý cấp cao, trực tiếp quản lý cấp dưới.
5. Dev có cơ hội làm việc ở đâu?
Lập trình viên đang là ngành nghề được rất nhiều công ty tuyển dụng, có thể sử dụng cho nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Với tốc độ phát triển của công nghệ, các công ty cũng đang dần chuyển hướng.
Các công ty gia công: đây là một môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội tham gia nhiều dự án lớn, quá trình thăng tiến cũng nhanh. Đi đôi với chúng là những áp lực trong công việc vì đây hầu như là những dự án lớn, giúp rèn luyện kỹ năng.
Các công ty start up: đây là một trôi trường trẻ trung, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy có nhiều bất cấp và hạn chế khi mới bắt đầu, nhưng ở đây bạn có thể phát huy được hết năng lực của mình.
Công ty đa quốc gia: môi trường làm việc ở đây bài bản và khoa học, bạn sẽ được trao dồi kinh nghiệm và mở mang thêm kiến thức mới.
>>> Tham khảo: Phần mềm SCADA là gì? Tại sao doanh nghiệp lại cần