Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn là gì? Mục tiêu và những lợi ích mà Lean Manufacturing mang đến cho các doanh nghiệp sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây.
1. Lean Manufacturing là gì?
Lean Manufacturing được hiểu là sản xuất tinh gọn, lean có nghĩa là làm tinh gọn hơn bằng cách loại bỏ những gì không tăng thêm lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ những lãng phí trong sản xuất. Nhằm giảm đi chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
Theo lean thì trong sản xuất và quản lý có 7 loại lãng phí cần lưu ý là: sản xuất dư thừa, gia công dư thừa, hàng tồn kho, hàng sai cần làm lại, chờ đợi, sự vận chuyển, thao tác dư thừa. Chính vì thế Lean Manufacturing luôn cố gắng biến những lãng phí ấy thành lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lean Manufacturing được bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota và hoạt động từ những năm 1950 và dần phát triển và được áp dụng cho nhiều công ty sản xuất hàng đầu thế giới.
2. Mục tiêu chính của Lean Manufacturing
Nói một cách ngắn gọn nhất thì mục tiêu chính mà Lean Manufacturing nhắm đến là cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng có đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít công nhân hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu và chi phí hơn. Sau đây là chi tiết về chúng
- Phế phẩm và sự lãng phí: Trong quá trình sản xuất cố gắng giảm bớt đi các phế phẩm và những lãng phí không cần thiết. Sản xuất chính xác không vượt qua định mức nguyên vật liệu đầu vào. Ngăn ngừa những chi phí liên quan đến phế phẩm, tái phế phẩm. Và những chức năng trên sản phẩm không nằm trong yêu cầu của khách hàng.
- Chu kỳ sản xuất: thời gian và chu kỳ sản xuất được cắt giảm tối thiểu, đặc biệt là thời gian chờ giữa các công đoạn hay thời gian chờ khi chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã và quy trình sản xuất.
- Mức tồn kho: Mức hàng tồn kho đảm bảo thấp hơn thì vốn lưu động cũng sẽ ít đi. Giảm mức hàng tồn kho ở các công đoạn sản xuất, những sản phẩm dở dang giữa công đoạn.
- Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động bằng cách giảm thời gian nhàn rồi của công nhân nhưng vẫn đảm bảo được năng suất cao trong thời gian làm việc.
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng: tận dụng tối đa thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc, gia tăng hiệu suất cuat thiết bị, giảm thời gian dừng của máy.
- Tính linh động: sản xuất được nhiều sản phẩm khác nhau một cách linh động, hạn chế chi phí và thời gian chuyển đổi.
- Sản lượng: khi bạn giảm được chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm ùn tắc và thời gian dừng máy thì sản lượng sẽ tăng đáng kể.
3. Lợi ích của Lean Manufacturing
Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ: nhờ các biện pháp giảm thiểu tối đa mà sản phẩm được tăng năng suất hơn hẳn, chất lượng sản phẩm cũng tăng theo. Phục vụ cho khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất. Mỗi nhân viên khi tham gia vào quá trình này đều sẽ nhận thấy được những lợi ích mà quá trình mang lại. Từ đó sẽ hăng hái đóng góp hơn vào quá trình.
Rút ngắn thời gian và quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ: nhờ hợp lý hóa những quy trình tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị. Loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các quy trình, rút ngắn được thời gian chuẩn bị và thời gian chuyển đổi sản xuất.
Tránh lãng phí hữu hình và vô hình do số lượng hàng tồn kho quá mức.
Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, mặt bằng thông qua các công cụ hữu ích. Ví dụ như TPM (Total Productive Maintenance – Duy trì năng suất tổng thể).
Nâng cao khả năng đối ứng một cách linh hoạt, giảm thiếu sức ép lên những nguồn lực đầu vào trước những yêu cầu đa dạng của thị trường hiện nay.
4. Áp dụng Lean Manufacturing cho doanh nghiệp
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã dần tiếp cận và áp dụng Lean Manufacturing vào trong các hoạt động. Để áp dụng một cách hiệu quả thì dưới đây là các bước cần phải lưu ý
Bước 1: Xác định giá trị đối với khách hàng thông qua các yêu cầu hợp đồng và thỏa thuận với khách hàng.
Bước 2: vẽ sơ đồ chuỗi giá trị gồm có sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích dòng chảy quá trình và đo đường các kết quả hoạt động hiện tại.
Bước 3: nhận biệt và loại bỏ các lãng phí từ việc phân tích lãng phí, phân tích thành quả, thực hành 5S, quản lý trực quan, tự bảo trì và chuyển đổi nhanh.
Bước 4: tạo dòng chảy công việc và thực hành sản xuất, gồm có chuẩn hóa công việc, phòng ngừa lỗi sai, cân bằng sản xuất, bố trí nhà xưởng, thực hành dòng chảy một sản phẩm,…
Bước 5: hướng đến mục tiêu hoàn thiện và duy trì, gồm thủ tục vận hành chuẩn, kế hoạch kiểm soát, ứng dụng kỹ thuật thống kê kiểm soát quá trình.