Platform là gì? Các loại hình Platform trong doanh nghiệp hiện nay
1. Platform là gì? Hệ sinh thái Platform
Platform tạm dịch là nền tảng. Đối với công nghệ, platform là một thuật lập trình dùng để gọi chung cho một nhóm các công nghệ được sử dụng làm cơ sở, nền tản phát triển cho các ứng dụng công nghệ khác. Nền kết tảng này tạo ra sự kết nối môi trường đặc biệt đối với môi trường để các phần mềm được thực thi. Đây là nơi tạo ra giá trị thông qua việc mua bán, kết nối giữa nhiều nhóm khách hàng để giao dịch cùng nhau.
Theo như ghi nhận thì mô hình kinh doanh Platform đã có từ lâu đời, chợ truyền thống là một ví dụ trong số đó. Giúp kết nối người bán và người mua. Còn ngày nay Platform đi liền với các yếu tố công nghệ để kết nối người sản xuất và người tiêu dùng nhanh chóng và chính xác. Một trong những Platform nổi bật hiện nay như: Uber – hoạt động trong lĩnh vực vận tải, Lazada – hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, facebook, Airbnd,…
Hệ sinh thái Platform:
Một hệ sinh thái sẽ cung cấp đầy đủ và toàn diện cho người dung qua các Platform liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Cùng có chung một quyền sở hữu. Một số ví dụ thực tế về hệ sinh thái Platform như: Macbook – IMAC – Iphone; Apple – Google – Microsoft – Facebook;…
2. Ưu điểm và nhược điểm của Platform là gì?
Ưu điểm:
- Có khả năng kết nối khách hàng và các doanh nghiệp mạnh mẽ thông qua nhiều giải pháp.
- Có nền tảng hỗ trợ xúc tiến cho các mặt hàng tồn kho.
- Tạo ra khả năng phát triển quy mô lớn trên thị trường.
- Quản trị được sử phức tạp của thị trường.
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho việc phục vụ các nhóm tiêu dùng cố định, cụ thể.
- Khả năng quản lý chuỗi giá trị chưa đạt
- Không theo sát được trải nghiệm khách hàng từ đầu đến cuối hiệu quả và chi tiết.
3. Các mô hình Platform kinh doanh nổi bật hiện nay
Hardware Platform: Đây là nền tảng phần cứng, kiến trúc của bộ vi xử lý. Là thành phần không thể thiếu trong các Platform.
Software: Các nền tảng phổ biến là MS-DOS, DR-DOS, FreeDOS, Microsoft Windows, Linux,…
Cloud Computing: đâu là giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công ngjee, dịch vụ điện toán đám mây bao gồm: phân tích dữ liệu, IoT, trí tuệ nhân tạo,…
Social: Đây là một nền tảng xã hội có thể triển khai, sáng tạo, phát triển và quản lý mọi dịch vụ truyền thông. Có thể tạo ra các trang web để kết nối cộng đồng, cùng chia sẻ nội dung và kết bạn.
Business Servie: Đây là nền tảng giúp 1 đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến bằng cách kết nối khách hàng và nhân viên qua nền tảng này.
Digital Marketing: là một nền tảng kỹ thuật số cho phép những hoạt động chạy không ngừng nghỉ. Các thương hiệu có thể chạy một chương trình cụ thể như quảng cáo websie, banner, ứng dụng,…
Customer Data Platform: hay còn gọi tắt là CDP cho phép thực hiện dữ liệu, so sánh hồ sơ khách hàng để tìm ra những điểm tương ứng với đối tượng. Đây là hoạt động ẩn danh và hoàn toàn tự động.
AI: còn được hiểu là trí tuệ nhân tạo, ngày nay các doanh nghiệp đã sử dụng rộng rãi. Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế các hoạt động của con người đối với từng hoạt động cụ thể.
IoT: Nền tảng này là nền tảng khó để xây dựng, để xây dựng bạn phải có đội ngũ lập trình viên giỏi có thể tích hợp được nhiều công nghệ và giao thức khác nhau.
Ngày nay các platform được sử dụng các nhiều, dần chiếm được vị thế tại các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về Platform là gì?