Quản lý chất lượng là gì? vai trò trong công nghiệp.

Quản lý chất lượng là gì? vai trò của quản lý chất lượng trong công nghiệp như thế nào sẽ được cung cấp qua các thông tin dưới đây. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

Quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng là một hệ thống mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, bất kỳ doanh nhiệp đó thuộc ngành nghề lĩnh vực nào. Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Quản lý chất lượng là sự phối hợp nhịp nhàng, định hướng và kiểm soát tốt về chất lượng. Giúp cho các doanh nghiệp làm đúng công việc cần làm và quan trọng để đem đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, những trải nghiệp tốt nhất. Nâng cao được uy tín và bộ mặt của toàn doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng là dự án mà bắt buộc doanh nghiệp phải có những hoạt động định hướng liên tục để đánh giá được mục tiêu, xác định đường lối. Bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Quản lý chất lượng

Nguyên tắc quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là gì? vai trò trong công nghiệp.

Hướng đến khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất để một doanh nghiệp có thể tồn tại. Để có được sự hài lòng và tín nhiệm, các doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai để tìm ra những giải pháp làm hài lòng sự mong đợi của khách hàng và hướng đến những yêu cầu cao hơn.

Sự lãnh đạo: Lãnh đạo là nơi đầu tàu của doanh nghiệp, lãnh đão sẽ thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Tạo ra và duy trì môi trường làm việc để tập thể nhân viên sẽ dốc sức làm việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Sự tham gia của toàn thể: Con người là yếu tố tạo nên một tổ chức, việc huy động được sự tham gia đầy đủ sẽ giúp tăng thêm sức mạnh, kinh nghiệm và sự hiểu biết giúp ích cho tổ chức.

Tiếp cận quá trình: Các hoạt động sẽ đi theo một quá trình được lên kế hoạch, việc các quá trình làm tốt nhiệm vụ của mình thì cả doanh nghiệp sẽ mang lại được hiệu quả.

Tiếp cận hệ thống: Hệ thống quản lý nghiêm ngặt và đưa ra được những đường hướng đúng lúc và đúng thời điểm sẽ là yếu tố quyết định.

Cải tiến liên tục: Doanh nghiệp luôn luôn đưa ra mục tiêu để hướng tới, trong quá trình đó đưa ra được những sự cải tiến dựa trên kết quả của mục tiêu. Đây là là mục tiêu cũng vừa là phương pháp của các doanh nghiệp.

Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định sẽ được đưa ra dựa trên các dữ liệu phân tích và thông tin trong quá trình làm việc.

Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: Doanh nghiệp và bên cung ứng sẽ phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cả hai cùng tạo ra các giá trị.

Qúa trình quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là gì? vai trò trong công nghiệp.

1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng

Đây là bước đầu tiên của quá trình như việc đặt móng cho một ngôi nhà, quá trình này gọi là xây dựng chuẩn. Muốn việc quản lý chất lượng hiệu quả thì phải xây dựng được quy trình theo chuẩn. Tất cả các quá trình phải chuẩn thì mới có thể toàn diện, chỉ một phần hiệu quả thì đây mới chỉ gọi là bước tiếp cận.

Các kế hoạch sẽ được tập trung vào các yêu cầu của khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu. Kế hoạch được đưa ra theo các bước để dễ dàng thực hiện, đưa ra các mục tiêu về chất lượng, định nghĩa quy trình và các biện pháp kiểm soát tối ưu cho các quy trình.

2. Kiểm soát chất lượng

Giai đoạn này sẽ kiểm soát các quá trình tạo ra các thành phẩm thông qua các yếu tố như con người, máy móc, phương pháp, nguyên vật liệu, môi trường làm việc,…

Nguyên liệu đầu vào là yếu tố chính đầu tiên cần lưu ý vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tiếp theo là yếu tố thiết bị và công nghệ, bước này ảnh hưởng đến quá trình hình thành sản phẩm. Tiếp theo là yếu tố con người bao gồm từ nhân viên đến các cấp lãnh đạo, những người tạo ra sản phẩm.

Các việc cần phải kiểm soát cho quá trình này như sau:

  • Kiểm soát con người: phải có đầy đủ kỹ năng và được đào tạo trước khi bắt đầu. Nắm chắc các nhiệm vụ được giao cũng như tài liệu và những hướng dẫn cần thiết. Có đủ điều kiện làm việc từ phương tiện, sức khỏe.
  • Kiểm soát phương pháp và quá trình: Lập ra quy trình sản xuất và phương pháp vận hành, theo dõi và kiểm soát sát sao quá trình.
  • Kiểm soát đầu vào: Nguồn cung ứng, dữ liệu mua hàng, chất lượng nguyên vật liệu.
  • Kiểm soát thiết bị: thiết bị phù hợp yêu cầu, được bảo dưỡng định kỳ.
  • Kiểm soát môi trường: điều kiện sản xuất an toàn, các tác động môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,…

3. Đảm bảo chất lượng

Bước này sẽ tập trung vô những khiếm khuyết cần sửa đổi dựa trên những đánh giá thường xuyên của một hệ thống tổng thể hay từng bộ phận. Đảm bảo các dự án được tiếp cận các kỹ thuật, thương pháp và quy trình được thiết kế được thực hiện chính xác. Đạt được các tiêu chuẩn đề ra theo tiêu chuẩn ngành nghề, tiêu chuẩn quốc gia.

4. Cải tiến chất lượng

Việc cải tiến chất lượng có vai trò to lớn trọng việc giảm bớt đi lãng phí, đặc biệt trong sản xuất, các chi phí này chiếm một phần đáng kể. Các vấn đề này được chia thành 2 loại:

  • Vấn đề chất lượng cấp tính: Các vấn đề này xuất hiện ít, thỉnh thoảng mới diễn ra làm thay đổi hiện trạng của hệ thống. Vấn đề này sẽ được cải tiến ở bước kiểm soát chất lượng.
  • Vấn đề chất lượng mãn tính: Là các vấn đề thường xuyên xảy ra, phải có biện pháp thay đổi hiện trạng tốt hơn, chúng không cấp bách nhưng lại khó giải quyết. Nếu không có biện pháp thay đổi thì bạn sẽ phải chấp nhận chúng.

Vai trò quản lý chất lượng trong trong công nghiệp.

Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng giúp cho các sản phẩm gia tăng về chất lượng lẫn dịch vụ. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và góp phần làm gia tăng bộ mặt cho các doanh nghiệp trong sản xuất. Là cơ sở cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường được vị thế và uy tín trên thị trường.

Quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng hướng đi, nâng cao được năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển.

Sản phẩm uy tín sẽ mang về cho doanh nghiệp nguồn khách hàng trung thành cũng như nguồn khách hàng mới, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.

Hạn chế được những sai xót, chi phí dư thừa trong sản xuất và quá trình vận hành. Hạn chế các sản phẩm bị thu hồi vì chất lượng kém từ đó chi phí cũng sẽ giảm bớt đi.

TPM là gì? TPM đối với doanh nghiệp 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline : 0869.01.60.60