Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý hiệu quả hiện nay bao gồm những phương pháp nào, hãy cùng qua bài viết này để tìm hiểu về chúng.

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là gì?

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:

  • Đánh giá năng lực sản xuất: giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào để có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp.
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất để đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.

2. Hệ thống quản lý sản xuất là gì?

Hệ thống quản lý sản xuất là gì?
Hệ thống quản lý sản xuất là gì?

Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại là sự kết hợp của một hoặc nhiều phần mềm quản lý các công đoạn và toàn bộ dây chuyền. Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ thống quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:

  • Bộ phận quản lý: gồm có ban giám đốc,  trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng, tham gia trực tiếp vào việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.
  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
  • Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.

3. Quản lý sản xuất có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

Quản lý sản xuất có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết với thành công của doanh nghiệp. Được thực hiện hiệu quả, nó có thể mang lại nhiều thành tựu to lớn, giúp doanh nghiệp có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

  • Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đề ra: giúp công ty đạt được mục tiêu bán hàng và kinh doanh đã đề ra bằng cách sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu và lợi nhuận tăng đều khi đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
  • Nâng cao uy tín kinh doanh: những sản phẩm chất lượng luôn được phân phối liên tục giúp khách hàng của bạn luôn hài lòng sẽ củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Giảm chi phí sản xuất: bảo đảm nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng một cách thận trọng. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng, các sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp sẽ được thay thế.

4. Các phương pháp quản lý hiệu quả

Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất

Thông thường sẽ có 3 phương pháp sau:

Tổ chức dây chuyền: Tính liên tục là đặc điểm cơ bản của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết ở đây là phải chia nhỏ quy trình sản xuất thành từng bước theo một trình tự hợp lý nhất, liên quan chặt chẽ đến thời gian sản xuất. Mỗi bộ phận làm việc được phân công chuyên trách một bước nhất định. Do đó, bộ phận làm việc được trang bị máy móc,dụng cụ và thiết bị chuyên dùng sẽ hoạt động theo một chế độ phù hợp và có trình độ tổ chức lao động cao.

Sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương thức này là không thiết kế các quy trình công nghệ, bố trí dụng cụ, máy móc để sản xuất từng chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào những chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Những chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.

Sản xuất đơn chiếc: Tổ chức sản xuất, chế biến hàng hóa, sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này người ta không thiết kế quy trình công nghệ một cách chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.

>>> Tham khảo: Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất

Hotline : 0869.01.60.60