Tác động của robot trong dây chuyền sản xuất: hiệu suất, linh hoạt và tiết kiệm chi phí

Robot trong dây chuyền sản xuất là một phần không thể thiếu trong quá trình tự động hóa sản xuất. Có tác động lớn đến hiệu suất, năng suất, chất lượng và an toàn trong lao động. Với sự phát triển của công nghệ, robot ngày càng trở nên thông minh và linh hoạt hơn để đáp ứng được đa dạng các yêu cầu trong sản xuất.

1. Robot trong dây chuyền sản xuất là gì? 

Robot trong dây chuyền sản xuất vẫn đang là xu hướng sản xuất dẫn đầu hiện nay với triển vọng ngày càng lớn. Hiện nay robot không chỉ đơn thuần là giúp tăng cường thêm năng suất mà thêm vào đó chúng còn giúp đảm bảo chất lượng cũng như sự đồng nhất của sản phẩm.

Vậy nên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chuyển mình bằng cách “tích hợp robot trong dây chuyền sản xuất”  vừa giúp giảm chi phí hoạt động, vừa tăng cường được hiệu suất cũng như tối ưu hóa tài nguyên.

Sự phát triển của robot đã không còn giới hạn đối với những ngành nghề công nghiệp khác nhau, trong đó phải kể đến ngành ô tô, lắp ráp, ngành thực phẩm và đóng gói, ngành y tế,…

Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến sự an toàn cũng như việc làm của người lao động. Nhưng cũng không thể phủ nhận được những triển vọng to lớn đã và đang phát triển của robot đối với ngành công nghiệp toàn cầu.

Robot trong dây chuyền sản xuất là gì? 

2. Loại hình Robot trong dây chuyền sản xuất

Để tạo thành một dây chuyền sản xuất phải đi qua rất nhiều công đoạn theo từng quy mô. Và robot có thể được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi công đoạn.

Dưới đây là một vài loại hình Robot phổ biến nhất trong dây chuyền sản xuất hiện nay

Robot công nghiệp (industrial robot)

Robot công nghiệp là loại hình robot được thiết kế đặc biệt để thực hiện các công việc khó và nguy hiểm trong môi trường công nghiệp. Thường sẽ có hình dạng như cánh tay người.

Robot sẽ được trang bị cảm biến và công nghệ điều khiển, được thiết kế là lập trình để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ:

  • Lắp ráp sản phẩm: ngành chế tạo, linh kiện điện tử, ô tô,…
  • Hàn và cắt: sản xuất cơ khí như ô tô, tàu thủy, máy bay, các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh, đồ dùng gia đình,…
  • Sơn và phủ: sơn và phủ được sử dụng để bảo vệ bề mặt các sản phẩm khỏi tác động của môi trường, chẳng hạn như ô tô, máy móc, thiết bị điện tử,…
  • Kiểm tra chất lượng: sử dụng cảm biến và hệ thống thị giác để kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Robot công nghiệp (industrial robot)
Robot hàn

Robot di động (AGV – Automated Guided Vehicle)

Robot di động AGV giống như cái tên của nó, đây là một loại robot tự động di chuyên linh hoạt trong môi trường sản xuất hoặc kho hàng.

Robot AGV thường được hệ thống hướng dẫn tự động để theo dõi và điều hướng theo đường dẫn đã được định sẵn. Chúng có khả năng vận chuyển hàng hóa, vật liệu, linh kiện, sản phẩm từ vị trí này qua vị trí khác trên dây chuyền tự động.

Robot di động (AGV – Automated Guided Vehicle)

Robot hợp tác với người (Cobot)

Robot hợp tác với người còn hay được gọi là Cobot, loại robot này được thiết kế đặc biệt để hợp tác cùng với con người.

Điều tạo nên sự khác biệt của Cobot với các loại robot truyền thống đó là chúng được thiết kế an toàn và có thể tương tác trực tiếp với con người.

Trong dây chuyền sản xuất, cobot được linh hoạt trong các ứng dụng về lắp ráp các linh kiện nhỏ và đóng gói sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.

Robot hợp tác với người (Cobot)

Robot đóng gói

Robot đóng gói được thiết kế riêng biệt dành cho các công việc về đóng gói sản phẩm. Chúng sẽ được lập trình theo trình tự theo một tiêu chuẩn cụ thể thích hợp với sản phẩm.

Robot đóng gói có tính linh hoạt cao, có thể đóng gói nhiều loại sản phẩm khác nhau từ bao bì, hộp, túi,… và được tích hợp trí tuệ nhân tạo để nhận biết và xử lý sản phẩm.

Thường robot này hay xuất hiện ở công đoạn cuối của một dây chuyền sản xuất để đóng gói sản phẩm. Với đa dạng sản phẩm từ mỹ phẩm, thực phẩm đến các thiết bị điện tử.

Robot đóng gói

3. Lợi ích của robot trong dây chuyền sản xuất

Tích hợp robot trong dây chuyền sản xuất đã đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp nói riêng cũng như ngành công nghiệp sản xuất nói chung.

Tất cả đã tạo ra một môi trường sản xuất hiệu quả, an toàn và thích ứng được với sự biến động của thị trường:

  • Tăng năng suất: robot có thể hoạt động được 24/24 giờ mà không cần nghỉ ngơi, hoạt động được tối đa công suất.
  • Chính xác và đồng nhất: robot sẽ đảm nhận những nhiệm vụ cần độ chính xác cao để giảm đi sai số, giúp sản phẩm có được sự đồng nhất nhất định.
  • Giảm chi phí lao động: robot tham gia vào những công đoạn cần lặp đi lặp lại nhàm chán, giảm bớt nhu cầu sử dụng và chi phí nhân công.
  • An toàn lao động: với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, robot ngày càng được phát triển thân thiện với con người. Vừa có thể xử lý được những công việc nguy hiểm, nặng nhọc nhưng vẫn an toàn với người lao động.
  • Tối ưu hóa quy trình: Robot giúp tự động hóa từ những công đoạn đơn giản đến việc điều khiển toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Lợi ích của robot trong dây chuyền sản xuất

4. Thách thức trong tương lai của Robot trong dây chuyền sản xuất

Robot trong dây chuyền sản xuất hiện đang trở nên phổ biến vì đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp từ hiệu suất, năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và giảm thiểu chi phí.

Tuy nhiên, so với tình hình kinh tế tại Việt Nam thì chúng vẫn đang là một thách thức cần được giải quyết trong tương lai.

Chi phí đầu tư

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn đàn còn rất nhiều, với chi phí đầu tư ban đầu cao thì đây được xem như một rào cản chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chưa kể đến việc để quy trình hoạt động trôi chảy, doanh nghiệp vào đầu tư thêm về mặt con người gồm đội ngũ quản lý và vận hành và sửa chữa, training cho nhân viên nghiệp vụ mới,….

Việc làm của người lao động

Sự tham gia của robot trong dây chuyền sản xuất đã từng gây tranh cãi với người lao động vì đây là lý do nguồn lao động bị cắt giảm, công việc của con người có nguy cơ bị thay thế bởi robot.

Robot đảm nhận hầu hết các công việc có tính lặp đi lặp lại và các công việc nặng nhọc hay có tính nguy hiểm cao. Những công việc này trước này đều do người lao động đảm nhiệm.

Việc robot dần thay thế bắt buộc người lao động phải nâng cao chuyên môn và chuyển đổi hình thức làm việc.

Khả năng thích ứng của robot

Hiện tại Robot trong dây chuyền sản xuất vẫn đang còn hạn chế ở khả năng thích nghi cho từng công đoạn. Tuy nhiên với sự can thiệp của trí tuệ nhân tạo AI và học máy ML thì robot đang dần thông minh hơn, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau để phù hợp với nhiều sản phẩm và quy trình sản xuất.

Thách thức trong tương lai của Robot trong dây chuyền sản xuất

>>> Xem thêm: Cánh tay robot gắp sản phẩm, cấu tạo và ứng dụng

Hotline : 0869.01.60.60