Design thinking là gì? Lợi ích mà Design Thinking mang lại cho các doanh nghiệp ngày nay là gì? Các bước thực hiện chúng ra sao. Hãy cùng Solution IAS tham khảo qua bài sau nhé.
Design thinking là gì?
Design Thinking được hiểu là giải pháp tư duy giải quyết vấn đề. Là một mô hình tạo ra để giúp cho việc thiết kế giải pháp cho vấn đề, sự kiện nào đó dễ dàng hơn. Cho phép chung ta rà soát các vấn đề toàn diện mọi khía cạnh và tìm ra một giải pháp tối ưu. giải pháp này lấy con người làm trung tâm và lên ý tưởng, tiếp cận thực tế nhu cầu của người dùng.
Phương pháp này được công nhận là một phương pháp vô cùng hữu ích trong các vấn đề phức tạp, mập mờ, không xác định. Có thể áp dụng đến nhiều vấn đề trong đời sống hiện nay. Design Thinking cũng được đưa vào giảng dạy như môn học ở một số trường đại học hàng đầu. Các tập đoàn nổi tiếng cũng đổ xô sử dụng chúng, một trong số đó phải kể đến như: Apple, Samsung, Google,…
Các bước thực hiện Design Thinking
Design Thinking được thực hiện theo 5 bước đúng theo các trình tự của chúng
1. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng – Empathize
Bước đầu tiên của quy trình, ta phải hiểu được nhu cầu của khách hàng là gì? Điều này đòi hỏi bạn hiểu rõ được thứ bạn đang làm, sản phẩm bạn đang có. Đứng trên lập trường của khách hàng, luôn đặt ra những câu hỏi để nắm rõ được nhu cầu và những khúc mắc về sản phẩm.
Sự đồng cảm là yếu tố quan trọng trong tư duy thiết kế, cho phép bạn đặt ra những giả định để có được tầm nhìn sâu sắc hơn.
2. Xác định vấn đề – Define problem
Ở giai đoạn này, bạn sẽ tổng hợp được các dữ liệu và thông tin thu thập được ở bước đầu tiên và xâu chuỗi chúng lại với nhau. Sau đó tập trung phân tích và xác định được trọng tâm của vấn đề. Thay vì xác định vấn đề theo như mong muốn của doanh nghiệp hãy xác định vấn đề qua sự đồng cảm với khách hàng. Tiếp cận được mục tiêu thì sẽ dễ dàng đạt được mong muốn như ban đầu.
3. Tạo ý tưởng – Ideate
Thông qua hai bước đầu tiên, tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Tạo ra thật nhiều ý tưởng và đưa ra các giải pháp cho những ý tưởng đó. Ở giai đoạn này, có rất nhiều phương pháp có thể bổ trợ thêm cho bạn như: Brainstorm, Brain Write, Worst Possible Idea,… Sau các ý tưởng được tạo ra, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và kiểm tra tính khả thi để chọn được idea tốt nhất.
4. Thiết kế mẫu – Prototype
Đây là bước xây dựng các ý tưởng sáng tạo của bạn qua các mô hình hoặc sản phẩm mẫu. Khi có được những mô hình, bạn có thể nghiên cứu được những giải pháp tốt nhất. Loại bỏ đi được những biện pháp không khả thi, không thực tế. Sàng lọc được những ý tưởng triển vọng hơn, loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhận thức được những mặt hạn chế của sản phẩm cũng như cách vận hành của doanh nghiệp.
5. Thử nghiệm – Test
Bước này là bước cuối cùng trong quy trình và sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Giai đoạn này sẽ phải thử nghiệm liên tục để thu thập được cái kết quả mang ra so sánh để có được những ý tưởng cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Các phản hồi này sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn và đưa ra sản phẩm ưng ý nhất.
Đặc điểm và lợi ích của Design Thinking là gì?
1. Đặc điểm
– Lấy con người làm trung tâm tạo ra những sản phẩm dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của con người.
– Khả năng hình dung, sáng tạo ý tưởng trực quan.
– Khuynh hướng đa chức năng khi cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng lại xem xét những chi tiết nhỏ nhặt để đưa ra được đa dạng các ý tưởng.
– Tầm nhìn hệ thống, có cái nhìn xa hơn, xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra giải pháp tổng thể.
– Tinh thần tập thể, làm việc nhóm điều này rất quan trọng. Khi có chung một chí hướng, công việc sẽ trở nên hiệu quả hơn.
– Không giới hạn bản thân vào một giới hạn nhất định, luôn không ngừng nỗ lực để đưa được các giải pháp tối ưu nhất.
2. Lợi ích
Mục đích của Design Thinking là mong muốn tìm ra các nguyên nhân, phương thức cải tiến để đưa ra được sản phẩm tốt nhất. Trong kinh doanh, tư duy thiết kế giúp doanh nghiệp khai thác sâu hơn, đưa ra nhiều thách thức, mang lại nhiều lợi ích cho sản phẩm nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung
- Khai thác được vấn đề từ nhiều góc độ.
- Có cái nhìn sâu hơn để tìm được nguyên nhân và làm rõ vấn đề.
- Khuyến khích tư duy đổi mới và khỏi gợi sự sáng tạo.
- Tạo nên sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo được độ hài lòng cho sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi thêm kiến thức và tích lũy kinh nghiệm.
>> Tham khảo: Chuyển đổi số là gì? Vì sao phải chuyển đổi số