Nguyên tắc FIFO là gì? tìm hiểu về FIFO

Nguyên tắc FIFO là gì? tìm hiểu về FIFO và so sánh sự khác biệt giữa FIFO cùng LIFO qua bài viết sau đây nhé. 

1. Nguyên tắc FIFO là gì?

FIFO được viết tắt của cụm từ First in First out, đây là nguyên tắc nhập trước – xuất trước được ứng dụng trong lĩnh vực quản lý hàng hóa trong các nhà máy, xí nghiệp,… Theo đó những lô hàng được nhập vào kho trước sẽ được xuất kho trước để phân phối đến các đại lý và khách hàng.

Nguyên tắc FIFO là gì?

Tuy nhiên FIFO có những nguyên tắc riêng của chúng và đi kèm với những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình.

Nhược điểm

  • Doanh thu không phù hợp với chi phí: theo thời gian giá trị hàng hóa giảm đi, đồng thời bị tác động của lạm phát làm cho đồng tiền mất giá thì lợi nhuận thu về sẽ không đáp ứng chi phí hiện tại, kể cả khi chi phí hàng hóa trước đó đã được chi trả.
  • Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa, khi áp dụng phương pháp này sẽ khiến cho chi phí hạch toán và khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
  • Tồn dư hàng hóa cũ chưa bán hết những vẫn phải đưa hàng mới nhập ra bán từ đó làm cho hàng cũ còn lại đẩy bán khá chậm.

Ưu điểm

  • Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có thể quản lý được thời gian nhập của từng lô hàng.
  • Tính ngay được giá vốn của từng lô hàng khi xuất, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép và công tác quản lý trước khi xuất đi.
  • Giá trị vốn hàng hóa còn trong kho sát với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bàn cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế hơn.

2. Quản lý kho hàng theo phương pháp FIFO

Quản lý kho hàng theo phương pháp FIFO

Để quản lý tốt hàng hóa, nhân viên kho cần phải biết các định vị kho hàng theo mỗi kho, line, kệ… qua các mã số nhất định. Kho kí hiệu là W, line ký hiệu là L, kệ ký hiệu là C, tầng ký hiệu là F, hộc thì được đánh số.

Ví dụ kho 1 có 5 line, mỗi line có 3 kệ, mỗi kệ 6 tầng, mỗi tầng 5 hộc thì tương ứng với mã số:

  • Mã kho: W01
  • Mã line: L01 đến L05
  • Mã kệ: C01 đến C03
  • Mã tầng: F01 đến F06 (từ dưới lên trên)
  • Mỗi hộc đánh số từ 01 đến 05
  • Vậy với thùng hàng đặt tại hộc số 1, tầng 2, kệ số 3, line 4, kho số 5 thì sẽ được định vị với mã số: W05L04C03F02-01

Theo như nguyên tắc FIFO, kho cần phải sắp xếp hàng theo chiều ưu tiên từ cửa kho tiến dần vào trong, tầng dưới đến tầng trên,… Mỗi lô hàng cần được ghi thẻ kho và thông tin về loại hàng, ngày nhập, ngày xuất để tiện cho việc theo dõi nhập – xuất hàng hóa.

Bên cạnh đó, kho hàng của bạn cần phải đảm bảo giữa các kệ hàng có lối đi thông thoáng cho người và phương tiện vận chuyển hàng.

3. Nguyên tắc FIFO được sử dụng khi nào

Nguyên tắc FIFO được sử dụng khi nào

Phương pháp lưu trữ, xuất nhập hàng này phù hợp với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc có tính chất ngắn hạn. Cụ thể:

  • Hàng hóa có hạn sử dụng ngắn chỉ vài tuần hoặc vài tháng.
  • Các loại bánh, kẹo, sữa thực phẩm.
  • Quần áo, hàng hóa thời trang theo mùa theo mốt cần bán đúng thời điểm và bán sớm để tránh lỗi thời.
  • Các mặt hàng công nghệ hiện đại mới ra mắt và đang rất “hot”

Ví dụ

Bạn vừa sản xuất một lô bánh kẹo có thời hạn sử dụng là 2 tháng và thuê kho lưu trữ. Khoảng 1 tuần sau lại xuất thêm lô 2, lô 3 và tiếp tục nhập hàng vào kho lưu hàng hóa. Vì vậy bạn buộc phải ưu tiên xuất lô đầu tiên để phân phối đên khách hàng.

Nếu không áp dụng nguyên tắc FIFO rất có thể sản phẩm sẽ bị hư hỏng hoặc được giao đến đại lý khi thời gian sử dụng sản phẩm còn rất ngắn.

Tương tự những mẫu quần áo đang được ưa chuộng hay các thiết bị hiện đại mới cần được chú ý để được xuất bán nhanh nhất có thể trước khi chúng bị lỗi mốt.

4. Ý nghĩa của FIFO trong quản lý hàng hóa

Phương pháp FIFO đặc biệt có ý nghĩa trong lĩnh vực quản lý hàng hóa. Đối với lĩnh vực Logistics, thông qua quản lý kho bằng phương pháp FIFO nhằm:

  • Giải quyết được mối lo về thời gian điều tra các linh kiện hay vật liệu đóng gói bị lỗi.
  • Khi đã khoanh vùng được chính xác lô hàng lỗi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền phế phẩm phát sinh.
  • Uy tín của công ty cũng được bảo toàn, cũng như đảm bảo được lợi nhuận của công ty khi ngăn chặn lưu thông những sản phẩm không trùng hợp. Thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp đến lượng hàng hóa bán ra sau này.
  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng, tránh trường hợp phát sinh chi phí tiêu hủy, doanh thu hàng hóa cũng giảm.

5. Sự khác nhau giữa LIFO và FIFO là gì?

Xét về khái niệm

  • FIFO (“Nhập trước, Xuất trước”) giả định rằng các sản phẩm lâu đời nhất trong hàng tồn kho của công ty đã được bán trước và đi theo các chi phí sản xuất đó.
  • Phương pháp LIFO (“Nhập sau, Xuất trước”) giả định rằng các sản phẩm gần đây nhất trong hàng tồn kho của công ty đã được bán trước và sử dụng các chi phí đó để thay thế.

Sự khác nhau giữa LIFO và FIFO là gì?

Rất nhiều bạn sẽ có thắc mắc là giữa LIFO và FIFO thì phương pháp nào sử dụng hiệu quả hơn. Thì các điểm được đưa ra dưới đây sẽ giải thích cơ bản nhất về chúng:

Cơ sở so sánh Phương pháp LIFO Phương pháp FIFO
Ý nghĩa LIFO là một kỹ thuật định giá hàng tồn kho, trong đó hàng hóa nhận được cuối cùng được phát hành trước. FIFO là một kỹ thuật định giá hàng tồn kho, trong đó hàng hóa nhận được đầu tiên được phát hành đầu tiên.
Hàng hóa trong kho Đại diện cho hàng tồn kho lâu đời nhất Đại diện cho hàng tồn kho mới nhất
Giá thị trường hiện tại Thể hiện bởi giá vốn hàng bán Thể hiện bởi chi phí của hàng tồn kho chưa bán
Hạn chế IFRS, không khuyến nghị sử dụng LIFO để định giá hàng tồn kho trong kế toán. Không hạn chế như vậy
Lạm phát Thuế thu nhập cho thấy số tiền tối thiểu, khi có lạm phát trong nền kinh tế. Trong điều kiện lạm phát, thuế thu nhập cho thấy một số tiền cao hơn.
Giảm phát Trong trường hợp giảm phát, số tiền thuế thu nhập lớn hơn được hiển thị. Thuế thu nhập giảm sẽ được hiển thị trong điều kiện giảm phát.

>>> Xem thêm: SKU là gì? Vai trò của SKU trong quản lý kho

Hotline : 0869.01.60.60