Pull System là gì? Các mô hình sản xuất Pull System là những nguyên tắc quan trọng trong Lean Manufacturing. Hãy cùng xem có bao nhiêu mô hình trong hệ thống này nhé.
1. Pull System là gì?
Pull system hay còn gọi là “hệ thống sản xuất kéo” là luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từ công đọan cuối quy trình. Công đoạn cuối quy trình sẽ lôi kéo các công đoạn trước của quy trình sản xuất.
Nói đơn giản hơn thì có nghĩa là trong sản xuất khi nhận được tín hiệu từ công đoạn sau thì công đoạn trước đó mới được tiến hành sản xuất.
Hoạt động này khá trái ngược với những quy trình sản xuất trước đây khi mà quy trình sản xuất hoạt động đều dựa trên kế hoạch sản xuất có trước.
Mục đích của hệ thống này là có thể hạn chế được tối đa lượng hàng hóa tồn kho. Từ đó hạn chế được các phát sinh phế phấm, gây lãng phí hay gây thất thoát về nguồn tiền lưu trữ,…
2. Các bước thực hiện hệ thống Pull System
Đơn hàng bắt đầu từ yêu cầu đặt hàng của khách
Khách hàng bắt đầu đặt đơn, đơn hàng sẽ được thông báo đến xưởng sản xuất. Lệnh sản xuất trước tiên được đưa đến công đoạn ở cuối quy trình sản xuất.
Để làm được theo cách làm này, hệ thống thông tin phải đảm bảo được các công đoạn cung cấp ở thượng nguồn liên tục để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm được hình thành dựa trên sự gắn kết của các công đoạn
Sản phẩm được hoàn thiện qua từng công đoạn nối tiếp nhau. Nhà máy sẽ liên tục tinh gọn để giảm tải các công đoạn không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc và nguồn lực.
Tốc độ sản xuất được quy định bởi tốc độ tiêu thụ của công đoạn sau
Mức độ sản xuất của từng công đoạn sẽ bằng mức độ tiêu thụ, hoàn thành của các công đoạn sau, liền kề với nó.
Phương pháp Pull tương tự như khái niệm sản xuất Just-In-Time có nghĩa là nguyên vật liệu hay bán thành phẩm được giao đúng số lượng và “vừa đúng lúc” khi khâu sau cần dùng đến.
3. Các mô hình sản xuất Pull System
Hệ thống Full cấp đầy
Ở mô hình này, doanh nghiệp cố ý duy trì một lượng tồn kho thành phẩm cho từng chủng loại hay nhóm sản phẩm. Khi tồn kho xuống thấp hơn mức xác định, doanh nghiệp mới ban hành lệnh làm đầy kho thông qua sản xuất thêm sản phẩm để lấp vào chỗ trống trong kho.
Hệ thống cấp đầy tồn kho được áp dụng phổ biến ở doanh nghiệp có nhiều khách hàng nhỏ, thường đặt mua các sản phẩm có quy cách chuẩn.
Trong hệ thống này, lịch sản xuất được biết trước khá lâu nên mức tồn kho nguyên liệu cũng được quy định cụ thể.
Hệ thống Pull sản xuất theo đơn hàng
Với mô hình “Sản xuất kéo” này, tất cả sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng, do đó, lệnh sản xuất chỉ được đẩy đi khi có đơn hàng yêu cầu.
Hệ thống này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp B2B, có ít khách hàng nhưng là khách hàng lớn, mua các sản phẩm có yêu cầu đặc biệt.
Mặc dù có lượng kho thành phẩm thấp hơn, doanh nghiệp theo mô hình sản xuất kéo này vẫn có kho nguyên vật liệu lớn bởi lịch sản xuất khó đoán trước chính xác khách hàng sẽ cần gì và vào khi nào..
Hệ Thống Pull Phức Hợp
Trong mô hình phức hợp, một số thành phần của hệ thống cấp đầy và sản xuất theo đơn hàng được sử dụng hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sản xuất một số sản phẩm trên cơ sở cấp đầy tồn kho trong khi sản xuất một số sản phẩm khác với hệ thống làm theo đơn đặt hàng.
Ví dụ: doanh nghiệp cần duy trì mức quy định tồn kho cho một số loại bán thành phẩm và chỉ sản xuất ra thành phẩm khi được khách hàng yêu cầu.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp áp dụng hệ thống cấp đầy tồn kho cho quá trình sản xuất bán thành phẩm. Còn đối với phần còn lại của chuyền sản xuất, doanh nghiệp sẽ áp dụng quy trình làm theo đơn hàng.
>>> Xem thêm: Just in time là gì? Tìm hiểu hệ thống sản xuất thức thời