Supply chain là gì? Đối với một doanh nghiệp supply chain sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh. Vậy Supply chain là gì? Có khác biệt so với Logistics không? Hãy cùng Solution IAS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Supply chain hay còn gọi là chuỗi cung ứng, nhiều người hay tìm kiếm “Chuỗi cung ứng là gì?” Đó chính là Supply chain.
Supply chain là gì?
Supply chain là gì? – Là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Suppy Chain là thuật ngữ đi kèm với quản trị chuỗi cung ứng có mối liên quan cụ thể đến một hàng hóa nhất định. Và tất cả hàng hóa đều có một chuỗi cung ứng riêng…
Vai trò của chuỗi cung ứng
Hiện nay supply chain có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Như vậy việc quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ tăng tính cạnh tranh đối với đối thủ, mở rộng thị trường…
Vai trò của supply chain có mặt trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, hoạch định và tìm nguồn thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô… quản lý hậu cần cho tới cung cấp và phân phối.
Như vậy có thể thấy vai trò của supply chain có thể góp phần vào tăng doanh thu lợi nhuận cho quá trình hoạt động.
Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Quản trị chuỗi cung ứng – The Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP
Quản trị chuỗi cung ứng là bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần.
Về bản chất quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp yếu tố bên trong công ty và bên ngoài công ty. Và đó là trách nhiệm kết nối giữa kinh doanh và các quy trình trong công ty tạo nên một mô hình gắn kết và hiệu suất cao.
Như vậy Supply chain có thể hiểu là bao gồm các:
- Hoạt động quản lý
- Hoạt động chế tác
- Thúc đẩy các quá trình
- Các hoạt động hợp tác: marketing, bán hàng, logistics, công nghệ và chăm sóc khách hàng…
Mô tả supply chain
Mô hình hiện nay được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhất là SCOR – Supply Chain Operation Reference tiếng Việt có thể được gọi là: “Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này sẽ đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng có thể mang lại. Với các hoạt động chính như: thực hiện đơn hàng, thực hiện giao hàng, chi phí bảo hành, sản xuất…
Nguyên tắc của mô hình này là: mô hình hóa quá trình/ tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Và để thực hiện mô hình này cần quá trình riêng biệt:
- Lên kế hoạch – Plan: Các tiêu chuẩn được thiết lập, mô hình hóa và tái cấu trúc, để thiết lập và đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng…
- Nguồn – Source: Bước này trong mô hình SCOR bất kỳ quy trình mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu. Mua lại vật liệu và tìm nguồn cung ứng cho cơ sở hạ tầng để được kiểm tra để xác định cách quản lý…
- Thực hiện (Make): Đây là bước quan trọng trong các ngành sản xuất và phân phối, để có thể trả lời “make to order” và make to stock hay engineer…
- Như vậy phần thực hiện sẽ là: đóng gói, trình bày và phát hành sản phẩm. Nó cũng liên quan đến mạng lưới sản xuất và quản lý thiết bị phương tiện…
- Giao hàng – Deliver: Là bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc đưa sản phẩm ra ngoài từ quản lý đơn hàng, nhập kho và phân phối…
- Trả lại – Return: Cần có sự chuẩn bị đối với các sản phẩm được trả lại, quá trình này cần được lên các quy tắc, quy trình giám sát chặt chẽ để khắc phục xử lý
- Tương tác khách hàng: Toàn bộ quá trình quan hệ khách hàng, từ khi đặt đơn hàng đến thanh toán hóa đơn.
- Giao dịch sản phẩm: Tất cả sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng
- Tương tác thị trường: Nắm bắt thị trường cho đến việc hoàn thành đơn hàng.
Sự khác nhau giữa supply chain và logistics
Sự khác biệt giữa hai định nghĩa nhận được nhiều tranh luận. Nếu đã hiểu được supply chain là gì? Thì Logistics sẽ được hiểu nhanh và đơn giản nhất.
Logistics đó là bao gồm các hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định trong khi đó supply chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty và đối tác.
Logistic truyền thống tập trung vào các hoạt động như: thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn còn supply chain còn bao gồm cả các hoạt động: markeing, phát triển sản phẩm mới…
Ngành Supply chain
Thông qua các thông tin phía trên ta có thể hiểu Supply chain – chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng và bao hàm nhiều nội dung khác nhau.
Supply chain là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, nhất là các tập đoàn lớn. Bởi họ luôn luôn phải tìm cách giảm chi phí vận chuyển, tối ưu sản xuất, giảm thiểu hàng tồn kho hiệu quả…
Cơ hội việc làm trong ngành supply chain ngày càng lớn hơn. Một số việc làm liên quan đến Supply chain là: vận chuyển, chuyên viên mua hàng, quản lý tồn kho…
Tham khảo thêm bài viết: ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 tới công nghệ số